Cá vàng bị xù vảy là căn bệnh khá nguy hiểm và phổ biến nên được người chơi cá cảnh đặc biệt quan tâm. Bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì dẫn đến tỷ lệ cá tử vong rất cao. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục khi cá vàng bị bệnh như thế nào? Hiros Aqua sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây hãy cùng tham khảo ngay!

Nội dung bài viết
- 1 1. Bệnh xù vảy ở cá vàng là tình trạng gì?
- 2 2. Những nguyên nhân khiến cá vàng bị xù vảy
- 2.1 2.1 Nhiệt độ nước giảm đột ngột, cá bị tắc ruột
- 2.2 2.2 Chế độ dinh dưỡng của cá bị kém
- 2.3 2.3 Môi trường và vi khuẩn – nguyên nhân chính khiến cá vàng bị xù vảy
- 2.4 2.4 Cá bị chấn thương
- 2.5 2.5 Cá vàng bị rối loạn bài tiết
- 2.6 2.6 Cá vàng bị tắt trứng – một trong những nguyên nhân khiến cá vàng bị xù vảy
- 2.7 2.7 Bộ lọc bị dơ – ít vệ sinh bộ lọc
- 2.8 2.8 Sức đề kháng của cá bị giảm
- 3 3. Dấu hiệu và những triệu chứng của cá vàng bị xù vảy mà bạn nên biết
- 4 4. Hướng dẫn điều trị và cách chữa cá vàng bị xù vảy
- 4.1 4.1 Cách ly cá bị bệnh – điều quan trọng nhất khi điều trị cá vàng bị xù vảy
- 4.2 4.2 Bổ sung muối vào bể
- 4.3 4.3 Sử dụng thuốc đặc trị chữa bệnh xù vảy cho cá vàng
- 4.4 4.4 Sử dụng lá bàng chữa bệnh cho cá vàng bị xù vảy
- 4.5 4.5 Sử dụng cacao – phương pháp kém chính thống điều trị xù vảy cho cá vàng
- 4.6 5. Cách phòng ngừa cá vàng bị xù vảy
- 5 6. Một số câu hỏi thường gặp cho chủ đề cá vàng bị xù vảy
- 6 7. Kết
- 7 Bài viết liên quan
1. Bệnh xù vảy ở cá vàng là tình trạng gì?
Dòng cá vàng là loại các rất được ưa chuộng với những ai yêu thích nuôi cá cảnh. Trong quá trình nuôi cá vàng do chưa có kinh nghiệm, người nuôi có thể khiến cho cá dễ mắc bệnh xù vảy. Bệnh không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn dẫn đến cá tử vong khi bệnh nặng.
Bệnh xù vảy ở cá hay còn gọi là Dropsy, bệnh phổ biến đối với cá cảnh nói chung và đặc biệt là giống cá vàng. Cá vàng bị xù vảy là căn bệnh do vi khuẩn có tên khoa học là Aeromonas thường luôn sống trong môi trường bể cá. Cá bị bệnh có biểu hiện vùng bụng tích nước. Bụng cá to trương phình to hơn bình thường, khiến phần vảy xù ra có hình dạng nón thông. Ngoài nước, bụng cá chứa chất lượng khí lớn gây hại cho khoang ruột.
-
Cá vàng bị xù vảy căn bệnh phổ biến gây mất thẩm mỹ và nguy hiểm cho cá
2. Những nguyên nhân khiến cá vàng bị xù vảy
Căn bệnh xù vảy đã không còn xa lạ đối với người chơi cá cảnh chuyên nghiệp. Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ nước thấp như vào mùa đông, mùa xuân. Hay nguyên nhân do sự chênh lệch nhiệt độ nước ngắn hạn và những vấn đề về vệ sinh nước hồ chưa đạt chuẩn. Sau đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh xù vảy ở cá.
2.1 Nhiệt độ nước giảm đột ngột, cá bị tắc ruột
Khi nuôi cá vàng việc xử lý điều chỉnh nhiệt độ nước rất quan trọng. Nếu nhiệt độ có sự thay đổi đột ngột có thể làm cá giảm hệ miễn dịch. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại tấn công. Các chức năng thận của cá có thể bị ảnh hưởng. Khi thận bị suy yếu việc điều chỉnh lượng chất lỏng của cá gặp vấn đề hậu quả là bị tắc ruột. Dẫn đến tích tụ chất lỏng và xù vảy.
Cá ranchu bị xù vảy do bị tắc ruột. Nguyên nhân gây tắc ruột như ăn quá nhiều, ăn thức ăn khó tiêu, bị nhiễm ký trùng. Ruột cá bị tắc lâu ngày chất thải không được bài tiết ra ngoài tích trữ độc tố.
2.2 Chế độ dinh dưỡng của cá bị kém
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá. Thức ăn không phù hợp, thiếu hụt các vitamin khoáng chất. Dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu dễ bị các vi khuẩn và ký sinh tấn công.
Hay thức ăn kém chất lượng bị móc, hư hỏng, chứa nhiều chất bảo quản có hại. Cá ăn vào gây rối loạn chức năng tiêu hóa, chức năng thận gây tắt ruột dẫn đến bị xù vảy.
2.3 Môi trường và vi khuẩn – nguyên nhân chính khiến cá vàng bị xù vảy
Môi trường sống của cá bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng chính là nguyên nhân chính khiến cá vàng, cá ranchu bị xù vảy. Khi các vi khuẩn Chillibacter punctatus, Amonas và vi khuẩn tương tự Trichobacter punctiformis xâm nhập khi hệ miễn dịch suy yếu do môi trường nước kém chất lượng.
-
Môi trường nước, nhiệt độ, vi khuẩn là nguyên nhân chính cá vàng bệnh xù vảy
2.4 Cá bị chấn thương
Vảy cá bị tổn thương do va chạm với các vật trang trí trong hồ, các vật sắc nhọn,… Nếu không xử lý kịp thời các vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm bị mất một phần hoặc bị hở vảy hoàn toàn.
2.5 Cá vàng bị rối loạn bài tiết
Rối loạn bài tiết ở cá vàng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn như: cho ăn nhiều, thức ăn kém chất xơ, nước bị bẩn, thiếu oxy, môi trường sống không phù hợp,… Cá không thải phân ra ngoài dẫn đến các tình trạng phù, viêm nhiễm, bị xù vảy.
2.6 Cá vàng bị tắt trứng – một trong những nguyên nhân khiến cá vàng bị xù vảy
Tắt trứng là tình trạng cá vàng lâu năm không sinh sản được. Trứng cá bị lão hóa dẫn đến tình trạng tắt trứng. Bụng cá lâu ngày bị phình to khiến xù vảy nhiễm các loại vi khuẩn.
2.7 Bộ lọc bị dơ – ít vệ sinh bộ lọc
Cá vàng ranchu bị xù vảy do môi trường nước không được lọc kỹ càng. Bộ lọc dơ không thể loại bỏ các chất thải của cá, thức ăn thừa. Môi trường sống của cá chứa chất độc hại như amoniac, nitrit, nitrat,… Bộ lọc nên vệ sinh 1 -2 lần/ tuần để đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
2.8 Sức đề kháng của cá bị giảm
Khi hệ miễn dịch của cá trở nên yếu kém, chúng sẽ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm, dẫn đến tình trạng xù vảy.
3. Dấu hiệu và những triệu chứng của cá vàng bị xù vảy mà bạn nên biết
Bệnh xù vẩy có thể gặp ở bất kỳ loại cá cảnh nào như cá vàng ranchu, cá rồng, cá bảy màu,… Một số biểu hiện nhận biết khi cá bị mắc bệnh xù vảy như sau:
- Màu sắc của cơ thể chuyển sang màu sẫm hơn bình thường.
- Vảy cá bị loét nhiều.
- Các góc vảy cá bị phù và ứ đọng dịch.
- Bụng phình to và cá mất thăng bằng khi di chuyển.
- Giun thoát ra khỏi cơ thế cá.
- Toàn bộ bề mặt cơ thể bị tắc nghẽn.
- Cá bị lộn ngược, mắt lồi.
- Vảy cá nở ra như nón quả thông.
- Xuất hiện chất lỏng trong suốt hoặc có máu ở phần gốc vây.
- Cá bơi chậm chạp.
- Vây cá đổi màu
- Vảy cá lỏng dễ bong tróc.
- Chất lỏng trong mờ giữa màng vây.
- Cá thở thật mạnh.
Tình trạng bệnh xù vảy nguy cấp khi phần gốc vảy bị phù nề ứ đọng dịch. Chỉ cần dùng tay ấn nhẹ vào vảy sẽ rơi ra, chất dịch lỏng từ gốc vảy trào ra. Nếu để bệnh từ 2 – 3 ngày, cá sẽ chết vì không được chữa trị đúng cách. Khi phát hiện những dấu hiệu trên cần tìm cách chữa cá vàng bị xù vảy ngay.
-
Vảy cá bong tróc, bụng cá phình to là dấu hiệu cá bị bệnh vảy xù
4. Hướng dẫn điều trị và cách chữa cá vàng bị xù vảy
Khi đã phát hiện cá đã mắc bệnh cần thực hiện cách chữa cá vàng bị xù vảy đúng cách – đúng thời điểm để cứu sống cá.
4.1 Cách ly cá bị bệnh – điều quan trọng nhất khi điều trị cá vàng bị xù vảy
- Bước đầu tiên để chữa trị cá bị xù vảy là thực hiện tách riêng cá bị bệnh. Môi trường nước mới cần đảm bảo các yếu tố như nhiệt độ ổn định từ 25 độ, pH và nồng độ thuốc.
- Khi thực hiện tách cá không nên để các vật trang trí sắc nhọn. Vì có thể làm tổn thương thêm cho vết thương.
- Môi trường sống tốt giúp quá trình điều trị nhanh chóng và giảm stress cho cá bệnh.
-
Cách ly cá vàng bệnh xù vảy để chữa trị kịp thời
4.2 Bổ sung muối vào bể
Cách chữa cá vàng bị xù vảy đơn giản là cho thêm muối và baking soda. Đây là cách hữu ích để chăm sóc, chữa trị các bệnh ngoài da cá cảnh.
- Muối ăn tăng khả năng miễn dịch, giúp cá chống lại các bệnh gây hại cho cá. Thêm muối vào trong nước giúp chúng giảm căng thẳng. Việc bổ sung muối vào nước tăng tính sát khuẩn và kháng nấm nhẹ, góp phần ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Hiệu quả đặc biệt của muối là giúp cân bằng sự thẩm thấu. Cơ thể cá và môi trường nước được cân bằng áp suất thẩm thấu. Để giúp giảm tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể cá.
- Baking soda có tính kiềm nhẹ. Chính vì thế nó giúp cân bằng độ pH trong nước, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và giảm sự kích ứng trên da cá.
- Cách pha dung dịch nước muối: Ngâm cá trong dung dịch nước muối hột pha loãng 2% kết hợp với baking soda 3%. Thời gian ngâm 10 – 15 phút mỗi ngày.
- Cách chữa trị cá vàng bị vảy xù bằng nước muối pha loãng giúp làm sạch vết thương, giảm sưng viêm, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
- Thêm muối ít muối vào bể cá để có thể giúp ngăn ngừa lây lan và duy trì môi trường nước. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng muối quá nhiều với nồng độ cao. Nồng độ cao có thể gây hại cho một số loại sinh vật có lợi cho bể cá.
4.3 Sử dụng thuốc đặc trị chữa bệnh xù vảy cho cá vàng
Bên cạnh điều chỉnh về nguồn nước, làm sạch vết thương bằng nước muối pha loãng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị cũng rất cần thiết. Tham khảo một số loại thuốc như:
- RID PROTOZOA: Thuốc có công dụng tiêu diệt các loại kháng ký sinh trùng gây bệnh cá ranchu bị xù vẩy. Liều lượng sử dụng pha 2 giọt với 2 lít nước theo như trên hướng dẫn in trên bao bì.
- Tetracyclin Nhật Bản: Thuốc kháng sinh phổ rộng. Chức năng điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn ở cá. Cách dùng pha 1 giọt cho 2 lít nước. Thời gian cần phải điều trị trong khoảng 2-3 tuần liên tục. Để bệnh xù vảy đạt hiệu quả tối ưu. Và tăng cường hiệu quả điều trị, bạn có thể nhẹ nhàng khều bỏ các vảy bị xù trước khi cho cá vào dung dịch thuốc.
Nên lưu ý chọn lựa loại thuốc kháng sinh phù hợp với mức độ nghiêm trọng của bệnh và sức khỏe của từng loại cá. Tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để nhận tư vấn chính xác. Và tuân thủ theo liều lượng sử dụng của nhà sản xuất và đảm bảo thực hiện đủ thời gian điều trị. Vì sử dụng thuốc quá liều hoặc quá ít có thể gây hại cho cá.
4.4 Sử dụng lá bàng chữa bệnh cho cá vàng bị xù vảy
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, chiết xuất từ lá bàng khô có tác dụng hiệu quả để trị bệnh trên da cho cá cảnh. Lá bàn tiết ra một nhựa chứa axit humic. Loại axit này là chất tiêu diệt và có thể ngăn ngừa các loại vi khuẩn, nấm trên da cá.
Cách pha dung dịch chỉ cần một lá bàng có kích thước khoảng 10 cm ngâm nước với 4 – 8 lít nước. Lá bàng nên cắt vụn nhỏ cho vào túi vải, đem ngâm nước để tiết ra nhựa. Nước lá bàng ngâm chỉ nên sử dụng khoảng 2 – 3 tuần, sau đó thay túi vải lá bàng mới.
4.5 Sử dụng cacao – phương pháp kém chính thống điều trị xù vảy cho cá vàng
Bột cacao được anh em nuôi cá truyền tai nhau để điều trị bệnh xù vảy cho cá vàng. Theo như y học thế giới đã chứng minh có tác dụng trị virus cúm.
Bột cacao giúp điều trị bệnh bên trong nội tạng cho cá vàng. Thức ăn cho cá Vàng được chế biến từ Cacao cũng là một phương thuốc dân gian hiệu quả. Trong Cacao chứa hai thành phần quan trọng là Catechin và Anthocyanin, giúp giảm thiểu hoạt động của nấm và diệt khuẩn.
Pha bột cacao tắm cá có nồng độ từ 0.02% – 0.05% – 0.1% khoảng 1 muỗng cà phê Cacao nguyên chất cho 1 lít nước. Liệu trình ngâm cá với cacao liên tục trong 2 – 3 ngày và không cho cá ăn trong thời gian này. Thay nước liên tục mỗi ngày tỷ lệ giữ lại 50% nước cũ – thay 50% nước mới. Sau khoảng 3 – 4 ngày, tình trạng bệnh của cá có dấu hiệu hồi phục. Khi sức khỏe cá đã được cải thiện tốt hơn, tiếp tục ngâm cá vào Methylene để khử trùng. Đừng quên đảm bảo có sủi oxy liên tục.
Trong 1 – 2 ngày đầu, dung dịch ngâm nên pha có nồng độ 0.1%. Sau đó, vào ngày thứ 3 sẽ giảm xuống 0.5% và cuối cùng là 0.2% lượng cacao.
Lưu ý: lượng bột cacao không được vượt quá 0.1%. Vì nồng độ cao sẽ gây khó thở cho cá và gây tử vong. Đặc biệt không ngâm cá trong nước muối và cacao cùng lúc. Giữ nhiệt độ nước nên duy trì trong khoảng từ 23 độ đến 25 độ. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống khoảng 15-18 độ, lúc này Cacao sẽ không tan trong nước.
-
Các cách chữa trị bệnh xù vảy cá vàng
5. Cách phòng ngừa cá vàng bị xù vảy
Phòng ngừa bệnh xù vảy cho các cá vàng là điều quan trọng. Duy trì chất lượng nước bằng cách thay nước thường xuyên. Lượng nước thay khoảng 20 – 30% lượng nước trong bể.Thêm muối với liều lượng phù hợp có tính sát khuẩn và cân bằng nồng độ pH. Vệ sinh bộ lọc định kỳ để loại bỏ các chất cặn bẩn và các vi khuẩn gây hại. Điều chỉnh ổn định nhiệt độ phù hợp cho từng mùa.
Lựa chọn loại thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho cá vàng. Thức ăn cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không nên sử dụng thức ăn đồ ăn hết hạn sử dụng. Đối với đồ ăn tươi cần xử lý kỹ, ngâm nước hoặc rửa lại nhiều lần trước khi cho cá ăn.
-
Cách phòng ngừa cá vàng bị bệnh xù vảy
6. Một số câu hỏi thường gặp cho chủ đề cá vàng bị xù vảy
Bên cạnh việc tìm hiểu về nguyên nhân, cách chữa trị bệnh xù vảy. Có một số câu hỏi thắc mắc xoay quanh bệnh này.
6.1 Bệnh xù vảy có thể lây sang cho cá khác không?
Theo như kiến thức anh em chơi cá truyền tai nhau, virus này không lây. Nhưng nếu cá đã bị bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Từ đó tiết dịch cơ thể của cá bệnh sẽ lây nhiễm sang cá khác cùng bể. Cá khỏe sẽ ăn chất nhầy của cá bệnh và mắc bệnh. Thế nên người nuôi nên thường xuyên theo dõi tình trạng bể cá, nếu có dấu hiệu bệnh cần thực hiện xử lý ngay. Và thực hiện cách ly cá đã mắc bệnh để chữa trị.
6.2 Bệnh xù vảy ở cá vàng có nguy hiểm không?
Cá bị xù vảy là một căn bệnh khá nghiêm trọng và cần phát hiện kịp thời để chữa trị. Bệnh có thể lây lan giữa các chú cá sống chung một hồ. Nếu không cách ly kịp thời để chữa trị thì tình trạng vảy bong tróc vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng nặng. Bệnh xù vảy bị nặng có thể làm cho cá giảm khả năng hô hấp trao đổi khí của mang. Cá bị khó thở, suy yếu cơ thể dẫn đến cá yếu ớt.
6.3 Cá vàng bị xù vảy có nặng hay không?
Tình trạng bệnh cá vàng bị xù vảy có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Tình trạng của bệnh nặng hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Như nguyên nhân gây bệnh do chất lượng nước, chế độ dinh dưỡng, nhiễm vi khuẩn, thời điểm phát hiện bệnh sớm hay trễ,…
Tình trạng mức độ bệnh xù vảy:
- Mức nhẹ:
- Vảy cá hơi xù lên, đặc biệt là ở phần bụng.
- Cá vẫn bơi lội và ăn uống bình thường.
- Mức trung bình:
-
- Vảy cá xù lên rõ rệt, lan rộng ra toàn thân.
- Bụng cá phình to.
- Cá bơi lờ đờ, kém linh hoạt.
- Ăn ít hoặc bỏ ăn.
- Mức nặng:
- Vảy cá dựng đứng, xù ra như quả thông. Bụng cá phình to rất lớn.
- Mắt lồi ra.
- Cá nằm đáy hoặc nổi đầu.
- Khó thở.
- Bỏ ăn hoàn toàn.
6.4 Ngoài cá vàng ra thì có những dòng cá khác bị xù vảy không?
Cá vàng, vảy phổ biến thì nhiều nhiều loài cá khác cũng có thể mắc bệnh này. Các loại cá có thể mắc bệnh như:
- Cá Koi rất dễ mắc bệnh vảy xù, nhất là khi môi trường nước bị ô nhiễm hoặc cá bị stress. Bệnh này ở cá koi thường được gọi là “Dropsy”.
- Cá betta (lia thia) cũng có thể mắc bệnh xù vảy do chất lượng nước kém, nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc nhiễm vi khuẩn.
- Cá neon là loài cá nhỏ và tương đối nhạy cảm với môi trường nước nếu điều kiện chăn nuôi không tốt vảy sẽ dễ bị nhăn nheo.
- Cá rồng khi mắc bệnh sẽ bị vảy xù Cá 7 màu. Nếu môi trường nước bị ô nhiễm hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột, vảy cá sẽ dễ mắc bệnh xù vảy Cá kiếm bị bệnh cũng có thể có bị bệnh vảy xù.
7. Kết
Bài trên đây là những chia sẻ giải đáp thắc mắc về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị cá vàng bị xù vảy. Hiros Aquarất mong với những thông tin hữu ích của bài viết sẽ giúp các bạn có thể chăm sóc các loài cá cảnh thật chuyên nghiệp. Duy trì môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và quan sát tổng quan tình trạng của cá để phòng ngừa bệnh xù vảy.
Bài viết liên quan
Bệnh cá vàng bị nấm trắng là gì? Cách trị bệnh nấm trắng cho cá vàng
Tổng hợp các loại cá vàng đẹp dễ nuôi, phổ biến hiện nay
Cách nuôi cá vàng, cá ba đuôi để cá phát triển nhanh mà lên màu đẹp
Cá vàng ăn gì? Top những loại thức ăn giúp cá vàng chóng lớn và đẹp
Cá vàng ryukin: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc