15 bệnh thường gặp ở cá vàng mà bạn nên biết

Cá vàng là một trong những loài cá được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là loài cá rất dễ bị bệnh vặt. Vậy bạn đã biết các bệnh thường gặp ở cá vàng hay chưa! Cùng Hiros Aqua tìm hiểu ngay trong bài viết này ngay nhé!

Những loại bện thường gặp ở cá vàng mà bạn nên biết
Tổng hợp những loại bệnh thường gặp ở cá vàng mà bạn nên biết

1. Bệnh đốm trắng – loại bệnh thường gặp ở cá vàng

Bệnh nấm trắng hay còn được gọi là bệnh Ich, đây là một loại bệnh phổ biến ở cá vàng. Bệnh được gây ra bởi ký sinh trùng có tên là Ichthyophthirius multifiliis. Bệnh đống trắng là một trong những bệnh khá phổ biến ỡ cá vàng nói riêng và các loài cá nước ngọt khác nói chung. Biểu hiện bệnh chủ yếu bạn có thể thấy qua những đốm màu trắng xuất hiện khắp cơ thể của cá. Mỗi đốm trắng là một ổ ký sinh trùng bao bọc. Bệnh nấm trắng là một loại bệnh cực kỳ dễ lây lan trong hồ. Nếu bạn không chữa trị kịp thời thì khả năng cá chất là 100%.

Hình ảnh cá vàng bị nấm trắng khắp cơ thể.
Hình ảnh cá vàng bị nấm trắng khắp cơ thể.

Ichthyophthirius multifiliis có thể gây hại đến mang và da của cá khi chúng đi vào các mô. Sau đó, cá sẽ bị các triệu chứng khác như viêm, loét da. Tiếp đến cá sẽ bị nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tữ vong. Ờ mang, ký sinh trùng này làm giảm hiệu suất hô hấp ở cá bằng cách làm giảm lượng oxi qua mang cá. Điều này khiến cho những chú cá vàng của bạn không thể trao đổi oxi được. Từ đó cá sẽ yếu dần và chết. Nhìn chung, bệnh đốm trắng là một bệnh thường gặp ở cá ba đuôi và chúng khá nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

Xem thêm : Bệnh cá vàng bị nấm trắng là gì? Cách trị bệnh nấm trắng cho cá vàng

2. Bệnh mục đuôi hoặc mục vây

Cá vàng thường gặp tình trạng phần đuôi và vây bị tiêu biến do mô bị tổn thương. Hiện tượng này được gọi là bệnh mục đuôi hay mục vây ở cá vàng. Khi bệnh phát triển, các vùng mép của đuôi và vây của cá bị ăn mòn. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến môi trường nước nuôi cá không được ổn định hay cá tấn công từ ký sinh trùng.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác như mật độ cá quá cao, thiếu oxy cùng với chất lượng nước kém cun sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, đây cũng chính là tín hiệu cảnh báo sớm cho những người nuôi có kinh nghiệm.

Bệnh mục đuôi và vây ở cá vàng là một loại bệnh thường gặp. Nếu bạn không khắc phục tình trạng này, cá có thể bị biến dạng hay thậm chí là tử vong
Bệnh mục vây và đuôi cá vàng

Để có thể khắc phục tình trạng cá vàng bị mục đuôi hay vây thì bước đầu tiên bạn phải cải thiện môi trường sống cho cá. Điều này có nghĩa là bạn sẽ tiến hành thay nước cho bể cá (bạn có thể thay từ 30-50% lượng nước của bể). Việc kiểm soát mật độ cá vàng bạn đang nuôi, tăng cường cung cấp oxy và duy trì chất lượng nước sạch sẽ cũng là yếu tố tiếp theo bạn cần thực hiện.

Song song với đó, việc áp dụng các biện pháp điều trị chuyên dụng như sử dụng muối đặc trị, thuốc kháng sinh hoặc tích hợp công nghệ hydrogen peroxide trong bể nuôi sẽ giúp trình trạng cá đỡ hơn và đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho cá. Tóm lại, Bệnh mục đôi hay vây là một loại bệnh thường gặp ở cá vàng có thể phòng ngừa được thông qua việc giữ sạch sẽ môi trường sống của cá vàng.

3. Bệnh nấm ở cá vàng (Fungal infection)

Khi cá bị nhiễm nấm (Fungal infection), bạn sẽ nhận thấy những mảng đốm màu nâu, xám xuất hiện rải rác hoặc lan rộng khắp thân cá. Kết quả là không chỉ vẻ ngoài của cá bị ảnh hưởng mà còn đến sức khỏe của cá. Tình trạng này thường xảy ra khi cá vàng bị các tác nhân như từ ký sinh trùng, chấn thương từ va chạm hay xung đột trong bể. Ngoài ra, chất lượng nước kém cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cá bị nhiễm nấm.

Nấm đen là một căn bệnh thường gặp ở cá vàng
Bệnh nấm đen ở cá vàng là một căn bệnh thường gặp

Để ngăn chặn sự phát triển của nấm, việc duy trì môi trường sống sạch sẽ là yếu tố cực kì cần thiết. Bạn nên định kỳ thay nước và áp dụng biện pháp khử trùng. Bạn có thể sử dụng dung dịch methylene blue để xử lý nguồn nước và làm sạch bể. Trong trường hợp cá đã bị tổn thương rõ rệt, hòa tan từ 1 đến 3 gam muối trong mỗi lít nước. Điều này nhằm giảm tỷ lệ những chú cá khỏe mạnh khác cũng bể có thể bị lây nhiễm, hỗ trợ quá trình hồi phục cho cá.

4. Bệnh cá vàng bị táo bón

Có phải bạn đang thắc mắc rằng làm sao cá vàng có thể táo bón đúng không? Trên thực tế, không chỉ riêng cá vàng mà còn rất nhiều loài cá khác mắc tình trạng này. Bạn có thể thấy phần phân bám quanh vùng hậu môn cá. Điều này có thể gây ra và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá vàng. Nguyên nhân của bệnh thường liên quan đến lượng thực phẩn không cân đối khiến cá  bị thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết hoặc bị quá tải với thức ăn dạng bột. Từ đó, cá bị cản trở quá trình tiêu hóa tự nhiên của chúng.

Khi cá bị táo bón, bạn có thể thấy một dải phân trên hậm môn của cá
Táo bón là một căn bệnh thường gặp ở cá vàng

Để cá có thể cải thiện tình trạng táo bón, bạn nên điều chỉnh khẩu phần ăn cho cá. Bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm tươi sống và tự nhiên như trùng huyết, đậu Hà Lan và rau bina. Việc làm đa dạng khẩu phần ăn của cá vàng không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng mà còn kích thích hoạt động ruột, giúp cá “ẻ” mượt hơn. Bạn có thể ngâm nước thức ăn khô trước khi cho cá ăn khoảng 5p để làm mềm thức ăn. Viện ngân nước giúp thức ăn mềm hơn, từ đó giúp cá dễ dàng tiêu hóa và giảm khả năng cá bị táo bón. Bệnh táo bón không phải là một căn bệnh khá nguy hiểm, tuy nhiên đây cũng là căn bệnh thường gặp ở cá vàng mà bạn nên lưu ý.

5. Bệnh cá vàng bị lồi mắt  – bệnh thường gặp phổ biến ở cá vàng

Bệnh lồi mắt hay còn được biết đến là Pop-eye. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở cá vàng tương tự như bệnh Moor, Water bubble eye hay Celestial. Nguyên nhân phổ biến của bệnh là do tình trạng môi trường sống của cá bị ô nhiễm, bệnh lao cá,… Như cái tên của nó, triệu chứng của bệnh là cá sẽ tự nhiên bị lồi một hoặc cả hai bên mắt. Bệnh làm giảm thị lực của cá hay thậm chí làm cho cá bị mù lòa.

Hiện nay, bệnh này chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Chính vì thế, việc giữ vệ sinh môi trường cho cá là một việc bạn cần nên quan tâm. Bạn nên thay nước định kì cho cá ít nhất mỗi tuần 1 lần. Ngoài ra, việc chiếu sáng bể hợp lý cũng là yếu tố bạn cần lưu ý để tránh bệnh Pop-eye xuất hiện ở cá nhé!

6. Bệnh phù nề ở cá vàng – Dropsy

Bệnh phù nề hay còn được biết đến với một cái tên dân dã hơn là xù vảy. Đây là một căn bệnh làm cho cơ thể của cá vàng bị sưng phù lên. Và phần vảy của chúng sẽ tự nhiên bị xù ra. Bạn nên lưu ý rằng, phù nề là một trong các bệnh thường gặp ở cá vàng cực kì nguy hiểm. Khi cá đã mắc bệnh, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 100% là điều bình thường.

Cá vàng bị phù nề là một trong những bệnh thường gặp ở cá vàng
Cá bị phù nề hay xù vảy là một bệnh phổ biến ở cá vàng

Hiện tại, chưa có biện pháp nào để có thể chữa bệnh xù vảy cho cá vàng. Chính vì thế, việc phòng bệnh là cực kì quan trọng. Bạn có thể thay nước thường xuyên cho cá, sát khuẩn định kì. Ngoài ra, một số cách khác như duy trì nhiệt độ bể ổn định, cho cá ăn những thực phẩm tăng sức đề kháng,… cũng là yếu tố giúp cá tránh được việc bị kí sinh trùng tấn công, hạn chế nhiễm khuẩn hay cá bị thận.

7. Bệnh rối loạn bong bóng khí ở cá vàng

Bệnh rối loạn bóng khí ở cá vàng hay còn được biết đến là Swim bladder disorder. Đây là một căn bệnh làm cho cá bị nổi mệt bên cơ thể lên mặt nước khi cá đang bơi. Sau khi việc rối loạn bóng khí hết thì cá có thể bơi lội lại bình thường. Ở Việt Nam, những người chơ cá vàng chuyên nghiệp thường gọi bệnh này là “chổng”.

Tuy nhiên, bệnh này thường hay bị nhầm với bệnh thận ở cá. Bạn có thể phân biệt bằng cách bạn chạm tay vào cá. Nếu cá hoạt động như bơi lội thì cá bị rối loạn bóng khí. Trường hợp ngược lại, bạn chạm vào cá và cá vẫn bất động thì chắc chắn đó là bệnh thận rồi nhé!

Bệnh rối loạn bong bóng khí ở cá vàng là một loại bệnh thường gặp ở cá vàng
Rối loạn bong bóng khí là bệnh thường gặp ở cá vàng

Bệnh này thường xuất phát từ việc chế độ thực phẩm của cá. Bạn nên hạn chế việc cho cá ăn những thức ăn dạng viên quá khô. Những loại thức ăn công nghiệp thì bạn có thể ngâm trước khoảng 3-5 phút trước khi cho cá ăn. Ngoài ra thì việc bổ sung các loại thức ăn tươi sống hay đông lạnh cũng giúp cho cá giảm bớt tình trạng này nhé.

8. Bệnh ký sinh trùng ở cá vàng – một trong những bệnh thường gặp ở cá vàng

Đây là một loại bên ở cá vàng gây ra bơi ký sinh trùng Trichodina. Một loại vi khuẩn xuất hiện trên thân và mang cá. Chúng bám vào mang và da cá, gây ra cách tình trạng kích ứng của cá và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá. Trichodina thường phát triển mạnh ở môi trường nước kém chất lượng. Đặc biệt, loài ký sinh trùng này thích phát triển ở nhưng nguồn nước giàu amoniac.

Để phòng ngừa bệnh này bị bạn cần cung cấp cho cá vàng một môi trường nước sạch. Thay nước thường xuyên mỗi tuần để cá khỏe mạnh hơn.

9. Bệnh rận cá vàng

Ký sinh trùng rận biển (argulus・Japonics) là một loại ký sinh trùng ngoài da gây hại trực tiếp cho không chỉ cá vàng mà còn nhiều loại cá khác. Rận biển có cơ thể hình dẹt như cái đĩa và có kích thước khoảng từ 3-5mm, hai mắt đen cực kì nổi bật dễ dàng nhận biết. Miệng của rận biển có cấu trúc khá đặc biệt để chúng có thể dễ dàng bám và hút máu trên vật chủ.

Thông thường, rận biển sẽ bám vào da, mây và mang của cá vàng. Chúng sữ dụng một ống chích để hút máu của cá. Rận biển không chỉ hút máu mà còn thải ra các chất độc gây hại cho cá và có thể làm chết cá.

rận biển là loài sinh vật chính gây ra bệnh rận ở cá vàng
Hình ảnh rận biển – SInh vật gây ra bệnh rận thường gặp ở cá vàng

Khi cá bị bệnh, bạn có thể sử dụng những loại thuốc diệt kí sinh trùng cho cá vàng như: Mazoten, Refish, bột Dimilin. Với thuốc diệt ký sinh trùng như Mazoten hay Refish. Bạn sử dụng thuốc theo đúng liều lượng để giúp đảm bảo an toàn cho cá. Với Dimilin thì bạn hòa thuốc theo liều lượng khuyến cáo để điều trị cho toàn bộ cá trong bể.

10. Bệnh bạch vân (một dạng biến thể của bệnh nấm trắng) – bệnh thường gặp ở cá vàng khi sống trong môi trường nước dơ

Đây là một trong các bệnh phổ biến ở cá vàng. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn giao mua như mùa xuân hay mùa mưa – khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Đây là một trường hợp nặng hơn của bệnh đốm trắng. Như tên gọi của nó, bệnh bạch vân thường làm trên thân cá sẽ xuất hiện một lớp nhầy màu trắng sữa như đám mây. Bệnh này sẽ làm giảm sức đề kháng của cá vàng, khiến chúng trở nên yếu và giảm khả năng di chuyển củng chúng. Bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng nếu bạn không điều trị kịp thời cho cá.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến cho cá bị bệnh có thể kể đến như: nhiệt độ thay đổi đột ngột, nồng độ amoniac trong nước cao, môi trường nước bẩn, cá có sức đề kháng kém,…

Bạn có thể pha dung dịch muối với nước tỉ lệ 1000/1 có nghĩa là 1 lít thì 1 gam muối. Sau đó bạn sẽ tiến hành ngâm cá khoảng 30p/ ngày trong vòng 3 ngày để diệt kí sinh trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp thuốc đặc trị chuyên dụng để giúp cho hiệu quả điều trị được tăng lên. Nhìn chung, bệnh bạch vân là một trong các loại bệnh thường gặp ở cá vàng khi thời tiết thay đổi.

11. Bệnh cá vàng bị xù vảy

Xủ vảy là một trong những căn bệnh thường gặp ở cá vàng. Đây là một căn bệnh cực kì nguy hiểm đối với cá cảnh, đặc biệt là cá vàng. Khi cá vàng bị bệnh, cá vàng sẽ bị phồng lên. Ngoài ra, phần vảy của cá sẽ bị xù lên trông như quả thông. Bệnh không chỉ làm vẻ đẹp của cá bị giảm, chúng còn gây ra tình trạng đau đớn hay thậm chí làm cá bị tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ nước bị giảm đột ngột hay thay đổi.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự nhiễm khuẩn nội tạng của cá do suy giảm chức năng thận. Nước tiểu và amoniac không được bài tiết ra khỏi cơ thể cá vàng.

12. Các bệnh về đường tiêu hóa ở cá vàng

Bạn có thể thấy một điều rằng các bệnh về đường tiêu hóa là bệnh thường gặp ở cá vàng. Dễ nhận thấy nhất chính là bệnh sình bụng ở cá vàng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bụng cá có thể bị phồng một hay cả hai bên. Điều này làm cho cá bị khó khăn trong quá trình bơi lội. Cá có thể nổi lềnh bềnh hay chìm xuống đáy bể. Trường hợp nặng hơn, cá có thể bơi nghiêng, lộn ngược đo mất thăng bằng túi khi.

Dấu hiệu thấy rõ nhất của bệnh là bạn sẽ thấy cá vàng thường sẽ ăn rất ít hay thậm chí là bỏ ăn. Lý do là vì khi sình bụng thì các cơ quan tiêu hóa của cá vàng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cá vàng nằm lờ đờ dưới đáy hồ, ít di chuyển,…. Phần phân cá sẽ trở nên nhỏ, mảnh, không đều hay thậm chi lá không thải phân.

13. Bệnh costia

Bệnh costia hay còn được biết tới với tên gọi là bệnh trùng roi. Đây là một trong các bệnh thường gặp ở cá vàng vào mùa lạnh. Costia là một loại trùng roi nhỏ từ 3-4 roi sống ký sinh trên mang và da của cá vàng. Loại trùng này sinh sản bằng cách phân hạch nhị phân. Bạn sẽ hiểu nôn na là từ 1 con nó sẽ nhân lên gấp đôi rồi gấp 3. Nhiệt độ nước từ 10 – 25 độ C là điều kiện lý tưởng để loài trùng này phát triển.

Trùng roi costia
Trùng roi costia – nguyên nhân gây bệnh costia ở cá vàng nói riêng và cá cảnh nói chung

Sự xâm nhập của trùng roi Costia rất nhanh và gây ra các vết nhiễm trùng trên cơ thể của cá. Loài ký sinh trùng này lúc đầu chỉ ảnh hưởng đến cá bị bệnh. Tuy nhiên chúng sẽ nhanh chóng lây sang các cá khỏe mạnh. Thậm chí chúng còn gây tử vong hàng loạt trong hồ nữa. Nhìn chung, loại bệnh này sẽ hết khi bạn chỉnh nhiệt độ hồ lên hơn 25 độ C là được.

14. Bệnh trùng mỏ neo

Trùng mỏ neo ở cá vàng là loại bệnh do ký sinh trùng Lernaea gây ra. Chúng có hình dạng như những chiếc mỏ neo, bám chặt và hút chất dinh dưỡng từ cá. Cá bị nhiễm trùng mỏ neo thường có những triệu chứng như ngứa, bơi bất thường, cọ sát vào thành bể cá, xuất hiện những vết sưng đỏ, chảy máu hay những chấm trắng nhỏ trên da. Cá có thể tử vong nếu bạn không chữa trị kịp thời.

Môi trường sống của cá ô nhiễm là nguyên nhân chính khiến cho cá bị trùng mỏ neo. Ngoài ra, cá mới mua ngoài tiệm có thể mang mầm bệnh nếu bạn không có biện pháp cách ly trước khi tiến hành thả vào bể. Nhìn chung, bệnh trùng mỏ neo ở cá vàng hiện nay đã có thuốc đặc trị. Chính vì thế, bạn nên chữa sớm khi phát hiện bệnh để giúp làm tăng tỉ lệ sống sốt của cá hơn nhé!

15. Bệnh lở loét ở cá vàng

Bệnh lở loét ở cá vàng hay còn gọi là hội chứng lở loét dịch tễ (Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS). Đây là một trong những bệnh thường gặp ở cá vàng và nhiều loài cá nước ngọt khác như cá rô, cá lóc,… Nguyên nhân chính cho bệnh này là do cá vàng bị stress. Ngoài ra, nước bẩn, môi trường PH không ở định cũng là nguyên nhân gây bệnh ở loét ở cá vàng. Một lý do khác khiến cá bị bệnh là do cá va chạm mạnh vào các vật cứng trong hồ khiến cá bị chấn thương.

Khi cá có các triệu chứng lở loét, bạn có thể thấy là cá ít ăn hơn hay thậm chí là bỏ ăn hẳn, cá di chuyển chậm hay không di chuyển. Ngoài ra, phần bị lở loét sẽ bị hoại tử rõ rệt. Nếu không được chữa trị kịp thời thì vết loét đó sẽ ăn và nội tạng hay xương của cá sẽ bị lộ ra. Tuy nhiên, bệnh này hiện nay đã có thuốc đặc trị nên bạn càng chữa sớm thì tỉ lệ sốt sót của cá càng cao nhé!

16. Kết

Trên đây là các bệnh thường gặp ở cá vàng. Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn sẽ biết được những loại bệnh thường gặp ở cá vàng và cách phòng ngừa chúng. Hy vọng bài viết của Hiros Aqua sẽ mang đến cho các bạn thật nhiều thông tin thật hữu ích. Nếu các bạn đang muốn tìm kiếm cho mình một đơn vị thiết kế, setup bể cá vàng thủy sinh uy tín. Các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ ngay nhé!