Top 10 loại tép cảnh dễ nuôi được yêu thích nhất năm 2023

Tép cảnh màu là một trong những loại tép khá phổ biến trong bể thủy sinh. Ngoài việc làm tăng thêm vẻ đẹp cho bể thủy sinh, chúng còn đóng vai trò như “người dọn rác thải” của bể. Vậy bạn đã biết đây là top 10 nhưng loại tép dể nuôi nhất trong hồ thủy sinh chưa? Hãy cùng với Hiros Aqua tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Top 15 loại tép cảnh dễ nuôi nhất mà bạn phải biết
Tép cảnh dễ nuôi

Tép màu cảnh là gì?

Tép màu hay còn biết đến với các tên gọi khác như tép kiểng hay tép cảnh. Tên tiếng Anh của chúng là Neocaridina Shrmip. Đây là một họ tép nước ngọt với những đặc điểm nổi bật là sự đa dạng về màu sắc. Từ các màu phổ biến như đỏ, xanh, vàng, đen cho đến các màu ít thấy hơn như cam hay trong suốt. Chúng giúp cho bể thủy sinh trở nên đa dạng hơn và giúp cho bể giữ được môi trường lý tưởng.

Tép màu cảnh nuôi có khó không?

Nuôi tép cảnh hiện đang dần trở thành một trào lưu và được rất nhiều gia đình đó nhận. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết liệu rằng tép cảnh nuôi có khó hay không. Tép cảnh không yêu cầu quá nhiều về không gian sống hay sự cầu kì như một số loại cá cảnh khác. Về hình dáng, chúng được yêu thích bởi hình dáng bên ngoài mà chúng còn có giá cả tương đối dễ chịu.

Tép cảnh có khó nuôi không?
Tép cảnh không hề khó nuôi như bạn nghĩ

Như Hiros Aqua đã đề cập phía trên, tép cảnh không yêu cầu quá nhiều về không gian sống. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên nuôi từ 3 – 5 chú tép trong 1 lít nước. Lý do là vì nếu ít hay nhiều hơn số lượng này, đàn tép của bạn sẽ bị ảnh hưởng đến các vấn đề như kích thước, mật độ sinh sản và khả năng sống của chúng.

Những lưu ý khi nuôi để tép cảnh của bạn khỏe mạnh

Tép cảnh cực kỳ nhạy cảm hơn so với cá. Chính vì thể, bất kì một thay đổi nhỏ nào xảy ra trong nước cũng khiến chúng bị stress. Nếu tình trạng này không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến việc những chú tép của bạn có thể đột ngọt ra đi.

Lưu ý về nhiệt độ

Tép cảnh dễ nuôi là loại động vật cực kì nhạy cảm với nhiệt độ. Vì thế, nhiệt độ trong bể quá cao cũng kiến cho sức khỏe chúng yêu đi rất nhiều. Nhiệt độ mà các chuyên gia khuyên có thể nuôi tép cảnh được giao động từ 22 – 28 độ C (đối với tép lạnh), 25 – 30 độ C (đối với tép màu), và dưới 31 độ C (đối với tép sualwesi).

Lưu ý về chất lượng nước

Chất lượng nước cũng là yếu tố chính mà bạn cần phải lưu ý. Không chỉ có tép màu nói riêng, tất cá các dòng tép cành nói chung cần một nhiệt độ thích hợp. Độ PH trung bình lý tưởng từ 5 – 7 độ (đối với tép lạnh), từ 5 – 8 độ (đối với tép màu) và từ 7.5 đến 9.0 đối với tép sulaweshi. Độ KH lý tưởng khoảng 1 – 8 tùy dòng tép.

Đặc biệt khi nuôi tép, bạn cần nên tránh cho tép tiếp xúc với những hóa chất như thuốc diệt côn trùng. Bởi vì chúng sẽ cực kì nguy hiểm nếu như tép bạn gặp phải.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho tép cảnh

Tép là một loại động vật ăn tạp. Chính vì thế chúng có thể ăn bất kì những gì mà chúng thấy từ rau, củ cho đến xác của đồng loại. Thông thường, thức ăn của chúng là những loại thức ăn cho tép được bán ngoài cá tiệm thủy sinh.

Bạn cũng cần lưu ý rằng hệ tiêu hóa của tép cảnh cực kì yếu. Chính vì thế, bên cãnh việc bổ sung các thực phẩm giàu đạm. Bạn cũng cần bổ xung các chất xơ, vitamin, khoáng chất để tép được phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý về các bệnh của tép

Tép cảnh suy cho cùng cũng là những sinh vật nhạy cảm. Chính vì thế, việc chúng bị bệnh cũng là một điều khó tránh khỏi. Có rất nhiều dấu hiệu bị bệnh liên quan đến tép mà bạn cần lưu ý như:

  • Tép xuất hiện đốm trắng
  • Tép chết lai rai
  • Tép bỏ ăn, chán ăn
  • Tép bơi loạn xạ trong bể…

Giá tép cảnh hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, giá tép cảnhHiros Aqua biết được cực kì đa dạng. Chúng có thể chỉ từ vài nghìn đồng cho đến cả chục triệu một con. Hiện tại, giá tép cảnh tại cá cửa hàng sẽ từ 8.000 VNĐ đối với 1 chú tép màu và từ 25.000 VNĐ đối với các dòng tép lạnh.

Có nên nuôi chung tép cảnh với cá hay không?

Liệu tép cảnh có nuôi chung với cá được hay không? Đây là câu hỏi mà rất  nhiều bạn thắc mắc trong quá trình chăm sóc những chú tép cảnh. Theo cá nhân của Hiros Aqua, tép cảnh là một loài giáp xác cực kì nhỏ bé và nhạy cảm. Chính vì thế, bạn cần nên cân nhắc khi lựa chọn những dòng cá nuôi chung với tép. Hiện nay có rất nhiều thông tin nói về những dòng cá có thể nuôi chung với tép.

Tuy nhiên, cá cảnh là một loài cực kì tò mò. Chúng có thể tưởng những chú tép là thức ăn hay chỉ đơn giản làm khám phá chúng. Lâu dần, việc này sẽ làm cho tép cảnh của bạn bị stress và có thể dẫn đến tử vong. Để có thể nuôi chung cá với tép, bạn cần phải thiết kế những chỗ trú cho những chú tép. Những chỗ trú này có thể là những hang hốc nhỏ, những chố ẩn nấp, bụi thực vật,… Bạn hãy lưu ý về vấn đề này nhé

Tép cảnh ăn gì?

Phần tiếp theo của chủ đề những dòng tép cảnh dễ nuôi được yêu thích nhất. Ta sẽ cùng tìm hiểu tép cảnh ăn gì. Tép là một loại động vật ăn tạp. Tuy nhiên cấu tạo đường ruột của loại giáp xác này vô cùng yếu. Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng của tép cần nhiều thực vật, rau xanh và ít đạm động vật. Bạn có thể sữ dụng những loại thức ăn cho tép được bày bán sẵn ở ngoài thị trường. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể chế biến những rau củ để cho tép ăn.

Top 15 loại tép cảnh phổ biến tại Việt Nam

Dưới đây là 15 dòng tép cảnh dễ nuôi được Hiros Aqua tổng hợp lại được. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Tép bloody mary

Tép Bloody Marry là dòng tép cảnh dễ nuôi có nguồn gốc từ các chương trình lai tạo phát triện đặc biệt. Chính vì lẽ đó, chúng có màu đỏ thẫm như máu. Màu đỏ này của tép có thể đậm hay nhạt hơn tùy vào điều kiện môi trường xung quanh.

Tép Bloody Marry là môt dòng tép dễ nuôi, điều này khiến chúng trở thành một trong những sự lựa chọn phổ biến cho những người yêu thích tép.

  • Nhiệt độ lý tưởng: từ 22 – 26 độ C
  • Thể tích nước lý tưởng: khoảng 2 lít/ 3 chú tép
  • Độ PH thích hợp: từ 6.5 đến 7.5
  • TDS lý tưởng: 200 – 250

Tép vàng Thái

Dòng tép cảnh dễ nuôi tiếp theo mà Hiros Aqua muốn giới thiệu cho các bạn chính là dòng tép vàng thái. Đúng như tên gọi của nó, dòng tép vàng này có nguồn gốc từ Thái Lan. Dòng tép này mang trên mình một màu vàng pha với màu trắng sữa.

Tép vàng thái với đặc điểm là một sọc vàng trên lưng
Tép vàng Thái

Điểm nổi bật của dòng tép này chính là một đường màu vàng chạy dọc từ đầu xuống thân của tép. Nếu trong bể thủy sinh của bạn tràn đầy màu xanh thì đây chắc hẳn là một sự lựa chọn không thể bỏ qua. Những chú tép vàng Thái này giúp tạo điềm nhấn màu vàng cho bể. Điều này giúp cho bể thủy sinh của bạn trở nên độc đáo hơn bào giờ hết.

Tép vàng Đài Loan

Nếu bạn là một người yêu thích màu sắc của những thỏi vàng. Tép vàng đài là một sự lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua. Tép vàng đài (tép vàng sọc đài) có tên tiếng anh là golden back yellow shrimp, là một loại tép cảnh thuộc họ caridina. Chúng được gọi với tên tép vàng sọc đài là do trên thân của chúng có một sọc vàng dài chạy từ đầu đến đuôi và có nguồn gốc từ Đài Loan.

Tép vàng đài là một dòng tép có xuất sứ từ Đài Loan
Tép vàng Đài

Đây là một loại tép cảnh dễ nuôi đáng để bạn quan tâm. Thức ăn của chúng cực kì đa dạng, từ những loại thức ăn tươi như dưa leo, bí đỏ cho đến các loại thức ăn công nghiệp như yến mạch,… Đây chắc hẳn là một loại tép cảnh mà bạn không thể bỏ qua trong quá trình setup một bể thủy sinh cho riêng mình.

Tép cam

Tép cam cũng là một dòng tép cảnh thuộc họ Caridina. Chắc hẳn, khi nghe qua cái tên thì các bạn cũng biết chúng có màu gì rồi chứ! Những chú tép này khoác lên mình màu của những trái cam mọng nước. Đây là một dòng tép dễ nuôi với tốc độ sinh sản cực kì nhanh. Chắc hẳn bể thuy sinh của bạn sẽ cực kì sặc sỡ nếu có thêm dòng tép này trong bể.

Tép chocolate (black rose)

Đúng như tên gọi của nó, những chú tép này được mệnh danh là những bông hồn đen của bể. Với màu sắc đen tuyền từ đầu đến chân, những chú tép này thường toát lên một vẻ huyền bí. ma mị. Điều này là do chúng được phủ một màu đen tuyền từ đầu đến thân. Đây chắc chắn là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn tìm kiếm cho mình một dòng tép đầy sự mê hoặc.

Tép Socola hay còn gọi là tép Black rose
Đây là dòng tép với màu đen huyền bí.

Tép thanh mai

Tép Thanh Mai là dòng tép tiếp theo mà Hiros Aqua muốn giới thiệu đến cho bạn. Đây là một loài tép nước ngọt đẹp mắt với những sọc đen trên thân. Loài tép này rất dễ nuôi và thích hợp cho người mới chơi tép cảnh. Chúng được nhân giống nhiều và phổ biến trong giới thủy sinh. Tép Thanh Mai còn có tác dụng làm sạch bể cá bằng cách ăn các chất bẩn, rêu, lá cây chết và thức ăn dư thừa.

Tép Thanh Mai có thể sống chung với nhiều loài tép khác nhau như tép mũi đỏ, tép yamato và các loại tép cảnh khác. Tép Thanh Mai không gây hại cho các loài cá và cây thủy sinh trong bể.

Tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ là một loài tép nước lọ thuộc chi Caridina và họ Atyidae. Chúng có tên khoa học là Caridina gracilirostris và tên tiếng Anh là Pinokio Shrimp. Chúng phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Chúng sống ở các môi trường nước ngọt hoặc lợ, như rừng ngập mặn, đầm lầy hay sông suối. Chúng ăn chủ yếu là tảo và rêu, có thể thay đổi màu sắc cơ thể theo thức ăn và môi trường.

Tép mũi đỏ là dòng tép chỉ kiếm ăn vào ban đêm và cực kỳ dễ nuôi
Tép mũi đỏ

Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là cái mũi dài màu đỏ. Khiến chúng có nhiều biệt danh khác nhau, như tép mũi dài, tép ma mũi đỏ hay tép tê giác đỏ. Tép mũi đỏ là loài tép cảnh thích hợp để nuôi trong bể thủy sinh. Vì chúng có ích trong việc loại bỏ rêu hại. Ngoài ra, loại tép này còn giữ cho cây thủy sinh luông tươi. Chúng hoạt động nhiều vào ban đêm, khi mà bạn tắt đèn. Chắc chắn đây là loài tép cảnh dễ nuôi mà bạn không nên bỏ qua.

Tép yamato

Dòng tép cảnh dễ nuôi tiếp theo mà Hiros Aqua muốn giớ thiệu đến cho các bạn đó chính là tép Yamato. Đây là loài tôm có nguồn gốc từ vùng nước lợ. Tuy nhiên chúng có thể thay đổi sinh học để sống ở nước ngọt. Loài tép cảnh này có tuổi thọ trung bình là 2-3 năm ở nước ngọt. Tép đực có những đốm nhỏ trên cơ thể, trong khi tép cái có màu sắc đồng nhất.

Tép Yamato là loại tép cảnh có nguồn gốc từ Nhật Bản. Do bản tính tinh nghịch nên chúng có thể trèo ra khỏi bể cá
Tép Yamato

Tép Yamato có khả năng di chuyển nhanh chóng trong nước. Chính vì thế bạn cần chú ý đến an toàn của bể cá. Tép Yamato là loài tôm khó nuôi và chỉ sinh sản ở vùng nước lợ. Khi nuôi tép Yamato, bạn nên tách riêng cá bột và cá bố mẹ để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tép non.

Không nên dùng lưới hoặc rào chắn để bắt tép, nhất là tép con. Bạn cần quan sát kỹ các sợi lưới trong bể để tránh gây tổn thương cho tép.

Tép Fire Red

Tép Fire Red hay có tên gọi khác là tép đỏ là một dòng tép trong họ caridina. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chúng trong các cửa hàng cá cảnh. Đây là một loài tép nước ngọt được ưa chuộng trong giới chơ thủy sinh. Sự nổi bật về vẻ đẹp và dễ chăm sóc đã làm cho dòng tép này trở thành một sự lựa chọn hoàng hảo cho những người muốn nuôi tép.

Tép fire red là một dòng tép cảnh được bày bán cực kì phổ biến tại các tiệm cá
Tép Fire Red

Tép sulawesi white stock

Với một tên gọi khác là ” chân trắng”, lý do cho tên gọi này là do chúng có 4 cặp chân màu trắng ở phí trước. Trên thân của dòng tép cảnh này là những đốm trắng như một dải ngân hà. Riêng bản thân của Hiros Aqua đã mê mẫn những chú tép cảnh này ngay từ lần đầu nhìn thấy chúng. Đây chắc chắn là dòng tép cảnh đáng để nuôi nhất mà bạn từng biết.

Xem thêm: Tép sulawesi chân trắng (sulawesi white stock)

Tép blue dream

Dòng tép tiếp theo mà thủy sinh Hiros muốn giới thiệu đến cho các bạn đó chính là dòng tép cảnh Blue Dream. Với màu xanh dương dịu mát, đây là dòng tép cảnh được rất nhiều người chơi thủy sinh cực kỳ ưa thích. Khi đạt đến kích tước tối đa, chúng có thể dài lên đến 2cm. Thông thường, chu kình sinh sản của tép cực nhanh. CHỉ tầm khoảng 28 ngày có một lần sinh sản. Chắc chắn đây là dòng tép cảnh dễ nuôi mà bạn không thể bỏ qua.

Tép white orchid

Tép white orchid là một dòng tép có xuất sứ từ quần đảo sulawesi ở Indonesia. Những chú tép này giống như những đóa hoa phong lan trắng nở vào đêm tối. Đây là một dòng tép cảnh cực kì dễ nuôi. Tuy nhiên chúng lại rất nhát người. Nếu bạn nuôi chúng thì hãy chú ý kỹ điều này nhé!

Xem thêm: Tép Sulawesi White Orchid

Trên đây là những thông tin thú vị xoay quanh chủ đề những dòng tép cảnh dễ nuôi nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thật nhiều kiến thức để có thể chọn lựa ra những chú tép mà mình yêu thích. Hy vọng bài viết của Hiros Aqua sẽ mang đến cho các bạn thật nhiều thông tin thật hữu ích. Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích. Đừng quên chia sẽ để có thêm thật nhiều người biết hơn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *