Thú chơi cá cảnh hiện nay đang dần trở thành một phong trào trong xã hội có nhiều biến động hiện nay. Những chiếc bể cá cảnh nhỏ được trang trí tại bàn làm việc có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Vậy bạn đã biết nhưng lưu ý khi setup bể cá mini cho mình chưa? Cùng Hiros Aqua tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Chọn vị trí đăt bể cá của bạn – lưu ý khi setup bể cá mini đầu tiên bạn cần biết
Một trong nhưng lợi thế khá lớn của hồ cá mini để bàn là chúng có thể dễ dàng di chuyển và tương thích với nhiều vị trí khác nhau. Do khối lượng nước, vật trang trí bên trong bể sẽ rất nặng nên bạn cũng cần để chúng tại những vị trí chắc chắn. Bạn cũng cần tránh những nơi có anh sáng mạnh hay ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu thẳng vào bể. Điều này nhằm tránh việc bể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ngoài ra, bạn củng nên tránh đặt bể gần những thiết bị điện tự. Điều này nhằm tránh việc nước từ bể có thể văng ra gây hỏng hóc các thiết bị điện tử đó.
Chọn bố cục, phong cách thiết kế mà bạn muốn
Lưu ý khi setup bể cá mini chính là việc chọn lựa bố cục và phong cách cho bể. Bố cục tổng quan của một hồ cá thủy sinh không có sự giới hạn nào từ phong cách thiết kế đến cách trang trí. Điều này phụ thuộc vào cách bạn đóng góp, đầu tư công sức của bạn như thế nào. Vì thế, đa phần những người mới bắt đầu chơi đều tìm hiểu trên mạng những phong cách thiết kế mà mình mong muốn.
Cách setup bể cá thủy sinh
Sau khi bạn đã chọn được phong cách thiết kế hồ thủy sinh rồi. Bạn hoàn toàn có thể trang trí thêm vào bể bằng sỏi, cát,… Tuy nhiên bạn nên rửa sạch chúng trước khi cho vào bể để tránh làm hồ của bạn bị đục nước. Bạn sẽ châm từ từ nước vào bể cho đến khi bể của bạn đầy.
Bạn sẽ tiếp tục việc lắp đặt hệ thống lọc, đèn chiếu sáng,… Đối với bể mới, bạn nên châm vi sinh cho bể để hồ của bạn nhanh chóng ổn định. Bạn có thể lắp thêm bộ hẹn giờ cho hệ thống chiếu sáng để tránh việc phải tự tay bật tắt quá nhiều lần.
Một lưu ý nhỏ là bạn nên tránh việc bật khi setup bể cá mini mới quá nhiều. Bạn chỉ nên bật khoảng 6 tiếng/ ngày để tránh việc tảo và rêu hại có thể bùng phát mạnh trong hồ. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh việc vội vàng thả cá mới vào bể vội vàng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho cá mới nuôi hay chết.
Bạn nên chay lọc ít nhất 24 tiếng trước khi thả cá để chắc chắc rằng mọi thức sẽ ổn định trước khi thả cá mới vào hồ. Đây là lưu ý khi setup bể cá mini mà bạn không nên bỏ qua.
Thêm cá vào hồ sau khi setup bể thủy sinh
Sau khi mạng lưới vi sinh ổn định thì cũng là lúc bạn thả cá mới vào hồ. Bạn nên chỉ thả 1 vài em cá đầu tiên để có thể test thử chất lượng nước đã bắt đầu ổn định hay chưa. Việc thả quá nhiều cá vào cùng một thời điểm có thể làm cho hệ thống vi sinh quá tải. Từ đó gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh.
Việc cho cá quá nhiều vào cùng một thời điểm có thể khiến cho lượng amoniac tăng lên đột biến. Điều này có thể khiến cá bị stress và dẫn đến 1 số bệnh khác ở cá. Các vi sinh vật có lợi hoàn toàn có thể khử được chất độc trong hồ cá. Tuy nhiên chúng cũng cần thời gian để có thể tăng trưởng và tạo ra hệ vi sinh không thây đổi trong bể của bạn. Đây là điều cực qua trọng mà bạn cần lưu ý khi setup bể thủy sinh mini tại nhà cho chính mình.
Sẽ mất khoảng ít nhất 3 tuần để hồ của bạn có thể đi vào trang thái ổn định. Chính vì thế bạn nên châm vi sinh định kì khi mới setup hoặc thay nước. Trong tháng đầu tiên. bạn nên chỉ cho các ăn khoảng 1 ngày/lần. Lượng thức ăn vừa đủ sẽ giúp cho bể cá của bạn tránh được những tác động tiêu cực trong bể.
Sự thành bại của việc setup bể cá mini thủy sinh
Đối với việc setup hồ cá thủy sinh mini hay bất kỳ bể nào, 30 ngày đầu tiên là cực kì quan trọng. Đây là giai đoạn cho bạn biết rằng việc thành bại của bể cá của bạn như thế nào. Nước trong bể có thể bị đục 1 tẹo trong quy trình hệ vi sinh đang tăng trưởng. Đây là điều hoàn toàn bình thường khi mới bắt đầu setup bể.
Có rất nhiều người mới chơi không biết nên hút hoàn toàn nước trong bể và tiến hành thay nước mới. Điều này sẽ gây ra tác động khá tiêu cực đối với bể của bạn, Việc cho cá ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng đục nước, mùi hôi và gây bệnh cho cá.
Những chú cá luôn tỏ ra đói bụng khi bạn tiến lại gần hồ. Chính vì thế bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra định kỳ các thông số nước cần thiết như PH, KH, TDs,… để đảm bảo bể của bạn luôn trong trạng thái ổn định.
Khi mới tiến hành setup bể cá mini thủy sinh, bạn nên tiến hành thay nước định kỳ cho bể khoảng 1 tuần 1 làn. Mỗi lần thay không quá 20% thể tích nước của bể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giặt bông lọ nếu chúng bị dơ (tuyệt đối không rửa vật liệu lọc). Trong trường hợp xuất hiện rêu tảo thì bạn nên thay nước thường xuyên hơn để tránh việc rêu tảo xuất hiện.
Chăm sóc bể thủy sinh định kỳ – lưu ý khi setup bể thủy sinh mini cực quan trọng
Sau khi bể cả của bạn đã vào trạng thái ổn định, bạn cũng nên bảo dưỡng định kỳ để bể có thể duy trì được vẻ đẹp của nó. Chính vì thế việc thay nước định kỳ để môi trường nước luôn sạch là điều cần thiết.
Bạn cũng nên vệ sinh hệ thống lọc của bạn ít nhất khoảng 1 lần/ 1-2 tháng ( thay bông lọc và vệ sinh vật liệu lọc nếu thấy chúng dơ). Trường hợp rêu tảo xuất hiện và bám trên mặt kính, bạn có thể dùng dao để cạo sạch chúng đi. B5n cũng nên lưu ý khi setup bể cá mini rằng nếu thấy tảo xuất hiện trong hồ, bạn nên giảm thời gian chiếu sáng của đèn xuống.
Nếu tảo tăng trưởng mạnh trong hồ và mọc lan ra các vật dụng trang trí. Bạn có thể vệ sinh chúng bằng cách lấy bàn chải và chà nhẹ chúng để xử lý. Ngoài ra, bạn cũng cần phải hút sạch phần phân cặn và thức ăn tích tụ dưới đáy hồ. SỰ tích tụ này có thể làm tăng chất thải và dư thừa sẽ ảnh hưởng đến các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nước và bệnh tật ở cá.
Câu hỏi thường gặp
Nước máy để bao lâu thì mới có thể châm và hồ thủy sinh?
Hiện nay, ở các thành phố thì 90% nước từ thủy cục cấp đều chứa một hàm lượng clo nhất định. Đây là thành phần chính gây ngộ độc và làm chết cá khi thả cá vào hồ. Chính vì thế, bạn nên để nước trong 24 tiếng và để thêm 1 vòi sục khí vào để làm clo bay hơn đi. Ngày nay, chloramine (một dạng hợp chất clo nhưng ổn định hơn) thường được sử dụng trong nước máy và nó sẽ không bay hơn theo thời gian. Chính vì lẽ đó, bạn nên điều chỉnh lượng nước để làm cho những chú cá của bạn an toàn hơn. Tuy nhiên để có thể được đảm bảo hơn thì bạn có thể sự dụng một số dung dịch khử clo cho nước như seachem prime,.. để giúp cá an toàn hơn. Đây là lưu ý quan trọng khi setup bể cá mini tại nhà mà bạn cần phải biết
Cho cá ăn và các loài động vật khác ăn thức ăn gì để bể luôn sạch?
Liều lượng cho các ăn cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trong bể cá. Những thức ăn có kích thước lớn, giàu protein như những viên thức ăn cho cá da trơn, sò, hến đông lạnh,… có thể gây ra những mảng thức ăn lơ lửng. Từ đó làm suy giảm chất lượng và độ trong của nước, khiến nước có màu đục.
Sau khi setup bể thì có nên thả cá vào liền hay không?
Bạn nên chờ một tuần để có thể thả những loại mà mình ưa thích vào bể. Nếu bạn đã thả cá vào rồi thì tốt nhất bạn nên cho chúng vào một bể khác. Còn không thì tốt nhất bạn nên chờ đến khi sẵn sàng để thả cá vào.
Có thể bạn quan tâm: Bể mới setup có nên thả cá?
Loài cá nào có thể nuôi tron bể thủy sinh mini?
Một số loại cá nhỏ thích hợp trong bể mini bao gồm: cá betta,cá noeon, cá mún, cá guppy, cá nóc mini, cá trâm, cá chuột pymy,…
Tóm lại
Trên đây là những điều cần lưu ý khi setup bể cá mini cho không gian riêng của bạn. Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm về kinh nghiệm lựa chọn bố cục cho bể cá. Hy vọng bài viết của Hiros Aqua sẽ mang đến cho các bạn thật nhiều thông tin thật hữu ích. Nếu các bạn đang muốn tìm kiếm đơn vị setup bể thủy sinh uy tín tại tphcm. Các bạn hãy liên hệ ngay với Hiros Aqua để được đội ngũ chúng tôi hỗ trợ kịp thời ngay nhé!