Cá sặc từ lâu đã trở thành một nguồn cung cấp thực phẩm giàu dưỡng chất cho người Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, các loại cá sặc dần trở thành một thú chơi độc đáo trong giới thủy sinh. Vậy bạn đã biết đâu là những loại cá sặc cảnh được yêu thích nhất hiện nay? Cùng Hiros Aqua tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Top 12 các loại cá sặc cảnh đẹp và phổ biến nhất hiện nay
- 1.1 Cá sặc gấm
- 1.2 Cá sặc bướm (cá sặc ba chấm)
- 1.3 Cá sặc vàng gold
- 1.4 Cá cờ sọc
- 1.5 Cá sặc cẩm thạch – một trong các loại cá sặc đẹp nhất
- 1.6 Sá sặc trân châu (cá sặc ngọc trai)
- 1.7 Cá Sặc Bạc – con cá sặc dễ nuôi nhất
- 1.8 Cá sặc rằn – một trong các loài cá sặc được ưa chuộng nhất
- 1.9 Cá sặc socola – loài cá sặc cảnh đáng nuôi
- 1.10 Cá betta
- 2 Cá sặc là cá gì?
- 3 Giá của các loại cá sặc hiện nay là bao nhiêu?
- 4 Cách chọn lựa được những chú các sặc khỏe và đẹp nhất
- 5 Cách thiết lập bể cá sặc dễ hiểu nhất
- 6 Những lưu ý khi nuôi các loài cá sặc
Top 12 các loại cá sặc cảnh đẹp và phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây là 12 loài cá sặc mà Hiros Aqua tổng hợp lại được. Mời các bạn cùng nhau theo dõi nhé!
Cá sặc gấm
Con cá sặc gấm là một trong những loài cá được nuôi phổ biến nhất. Các sặc gấm có màu đỏ kết hợp cùng những vân phản quang màu xanh xuyên suốt thân. Trong suốt mùa giao phối, màu của cá trống sẽ đậm hơn để thu hút cá mái.
Cá sặc gấm mái sẽ có màu bạc và hơi có ánh đỏ. Điều này làm cho cá mái nhìn trông kém thu hút hơn cá trống. Hầu hất giống như các loài cá sặc khác, cá sặc gấm rất hiền lành. Điều này giúp cho chúng có thể chung sống trong bể thủy sinh cộng đồng. Nhìn chung, loài cá này thích nước ấm hơi mang tính axit và chế động dinh dưỡng giàu protein. Việc cung cấp chế độ dinh dưỡng giàu protein sẽ giúp cá lên màu đẹp hơn.
Cá sặc bướm (cá sặc ba chấm)
Đây là loài cá sặc được đánh bắt ngoài thiên nhiên. Chúng có thể được nuôi để làm thức ăn. Khi trưởng thành, cá sặc bướm có thể đạt chiều dài tối đa khoảng 10cm, một vài con có thể đạt đến kích thước 14cm. Loài cá này không có màu sắc sặc sỡ như những loài cá sặc khác. Thân cá có màu chủ yếu là bạc với điểm nhấn là hai chấm đen ở giữa thân và gốc đuôi. Ngoài tự nhiên, cá sặc bướm sinh sống trong môi trường có dòng nước chảy chậm và hệ thống thực vật dày.
Cá sặc vàng gold
Cá sặc vàng là một trong những loài cá sặc nhỏ nhất. Khi trưởng thành, chúng chỉ đạt kích thước khoảng từ 5-6 cm. Không giống như cá sặc gấm, loài cá này ít phổ biến hơn. So với cá sặc gấm, cá sặc vàng sẽ nhỏ và nhát hơn một chút. Như bao loài cá sặc khác, những con cá sặc sỡ hầu hết là cá trống. Cá mái sẽ có màu xám.
Vì chúng nhỏ và nhát hơn cá sặc gấm, bàn cần nên nuôi cá sặc vàng trong bể thủy sinh với nhiều cây thủy sinh và chỗ trốn. Bạn cùng cần tránh việc nuôi chúng với những loài cá lớn hơn.
Cá cờ sọc
Bạn đang thắc mắc không biết vì sao mà loài cá này không có bất kì một chữ “sặc” nào mà vẫn được Hiros Aqua xếp vào? Cá cờ có thể được coi như một loài cá sặc vì chúng có cùng họ với cá sặc gấm. Cá cờ sặc có kích thước lớn, chúng là những “kẻ bắt nạt” xấu tính trong bể. Bạn nên cân nhắc trước khi nuôi chúng với các loài cá khác. Lý do là chúng thường xuyên đuổi cắn những loài cá khác trong bể, đặc biệt là các loài cá nhỏ và hiền.
Cá sặc cẩm thạch – một trong các loại cá sặc đẹp nhất
Đây là loại cá cảnh được sinh ra trong quá trình nhân giống của các nhà lai tạo. Loài cá này được nuôi và sinh sản chọn lọc từ loài cá bướm để cho ra một màu xanh cẩm thạch. Tùy theo chất lượng gene của cá bố mẹ mà từng chú cá sặc cẩm thạch sẽ có độ đậm nhạt khác nhau.
Đúng như cái tên của nó, cá sặc cẩm thạch sẽ có những màu xanh đậm trên thân. Vây và đuôi sẽ có những họa tiết sáng màu. Cá đôi khi vẫn sẽ xuất hiện những đốm đen ở phần thân và phía đuôi như cá hoang dã.
Sá sặc trân châu (cá sặc ngọc trai)
Cá sặc trân châu hay còn được biết đến với cái tên cá sặc ngọc trai. Loài cá này có vẻ ngoài không thu kém gì so với loài cá sặc gấm. Khi trưởng thành, chúng có thể đạt kích thước tối đa lên đến 12cm.
Khác với các loài cá sặc khác, cá trống và cá mái sẽ có màu sắc gần như tương tự nhau. Chính vì thế, bạn sẽ hơi gặp khó khăn một chút trong việc phân biệt được trống mái của dòng cá này. Tuy nhiên, cá trống sẽ có phần bụng phía dưới có màu cam hơn so với cá mái. Trong thời kì sinh sản, phần màu cam này sẽ chuyển sang màu đỏ.
Cá Sặc Bạc – con cá sặc dễ nuôi nhất
Cá sặc bạc có cùng chi với loài cá sặc ba chấm và cá sặc cẩm thạch. Tuy nhiên, loài cá này sẽ hiền ơn một chút và chúng có thể được nuôi cộng đồng. Loài cá này đặc trưng bởi ánh bạc, chính vì lẽ đó loài cá này phù hợp để nuôi trong bể cá chiếu sáng mạnh.
Bạn có thể tìm thấy con cá sặc này tại lưu vực sông Mê Công ở Việt Nam, Lào và Campuchia. So với loài cá sặc trân châu, bạn sẽ khó phân biệt được cá trống với cá mái. Cả con trống và con mái của dòng cá này đều có màu bạc trên thân và cực hiền lành. Khi trưởng thành, cá trống sẽ có một chút ánh xanh lá và đỏ trên vây bụng.
Cá sặc rằn – một trong các loài cá sặc được ưa chuộng nhất
Cá sặc rằn là một loài cá lớn và không sặc sỡ. Thông thường, chúng thường được nuôi làm thương phẩm hơn là làm cảnh. Đây là loại cá hoang dã, nếu có một chế độ dinh dưỡng tốt, chúng sẽ có họa tiết tự như cẩm thạch.
Khi trưởng thành, loài cá này có thể đạt kích thước đến 25cm khi trưởng thành. Tuy nhiên, khi được nuôi nhốt, cá chỉ có thể đạt được kích thước từ 15 – 19cm. Trái ngược với ngoại hình dữ dằn của loài cá này, đây là loài cá hiền và không tấn công các loài cá khác.
Cá sặc socola – loài cá sặc cảnh đáng nuôi
Cá sặc socola có nguồn gốc từ vùng nước đen mang tính axit ở Malaysia, borneo. Tại đây, độ PH có thể hạ xuống đến mức 3.5 – 4.0. Đây là loài cực kỳ nhạy cảm với môi trường sống, chúng thường dễ bị bệnh nếu môi trường sống không được đảm bảo. Cá sặc socola là loài hiền lành đến mức nhát, vì thế loài này dễ bị các loài cá khác đe dọa. Bạn cần nuôi loài cá sặc này trong môi trường có nhiều chỗ trốn và cây thủy sinh.
Điểm độc đáo mà Hiros Aqua có thể nhắc đến ở loài cá này đó chính là tập tính sinh sản của chúng. Khác với các loài cá sặc hay Betta, cá sặc socola sẽ ngậm trứng trong miệng để ấp như cá rồng. Sau khoảng 2 tuần ấp, cá con sẽ nở ra. Trong suốt quá trình cá con lớn, cá trống sẽ ở cùng cá mái để bảo vệ cá con và bản thân.
Cá betta
Chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với loài cá betta (cá xiêm). Cá betta được xếp vào họ Osphornemidae, chính vì thế chúng cũng được xem là con cá sặc. Cá betta là loài cá cảnh sống khỏe phù hợp với những người mớn nuôi. Loài cá này không yêu cầu quá cao về môi trường sống, tuuy nhiên chúng vẫn cần chế độ ăn giàu protein.
Đây là loài cá bơi ở tầng giữa và tầng mặt. Vì thế chúng khá phù hợp với những bể cá nhỏ có dòng chảy chậm và trồng nhiều cây cối. Cá betta là loài khá hung dữ, chính vì thế bạn cần nên cân nhắc khi nuôi chúng trong những bể cá cộng đồng. Có một điều cực kì quan trong bạn cần lưu ý là tuyệt đối không được nuôi chung hai con cá betta trống chung với nhau. Chúng cực kì hung hăng, đặc biệt là trong mùa sinh sản.
Cá sặc là cá gì?
Cá sặc là cá nước ngọt hay cá nước mặn?
Cá sặc là loài cá nước ngọt, chúng sinh sống chủ yếu tại các vùng đầm lầy hay những cánh đồng cạn. Những loài cá sặc thường tập trung tại các vùng nhiệt đới phía đông như: Campuchia, Việt Nam, Malacca, lưu vực sông Mekong và sông Chao Phraya.
Tại Việt Nam, cá sặc được tìm thấy chủ yếu tại khu vực phía Nam. Các loại cá sặc là đặc sản nổi tiếng tại khu vực U Minh Thượng và khu vực Sông Cửu Long. Điều này là do thịt của cá sặc có vị ngọt, dai và ăn cực ngon.
Đặc điểm của các loài cá sặc
Cá sặc là loài cá có thân hình thuôn dẹp. Trên thân chúng có nhiều sọc xen kẽ cực bắt mắt và dễ nhận biết. Chúng có hai vây dài trước ngực ngay phía trước ngực kéo dài cho đến phần lưng. Thông thường, ngoài tự nhiên cá sặc thường có màu nâu. Tuy nhiên sau quá trình chọn lọc nhân tạo, màu sắc của các loài cá sặc dần trở nên sặc sỡ hơn.
Giá của các loại cá sặc hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay giá cá sặc trên thị trường rất đa dạng. Chỉ cần bỏ ra khoảng 5 nghìn là bạn hoàn toàn có thể sở hữu được một chú cá sặc gấm cực đẹp. CÒn với những dòng cao cấp hơn như cá sặc trân châu hau cá sặc socola. Bạn phải bỏ ra mức giá cao hơn, cụ thể là từ 100 – 200 nghìn đồng cho một em cá sặc đẹp.
Cách chọn lựa được những chú các sặc khỏe và đẹp nhất
Lựa chọn các loại cá sặc dựa vào vào màu sắc
Như Hiros Aqua vừa đề cập về màu sắc của từng loại cá sặc phía trên. Bạn có thể tìm kiếm những chu cá sặc hoàn toàn dựa vào màu sắc. Với mỗi loài cá sặc sẽ có một loại màu sắc đặc trưng khác nhau. Chính vì thế, bạn cần nên xem kĩ về những đặc điểm về màu sắc của cá trước khi mua.
Lựa chọn các loại cá sặc kiểng dựa vào hình dáng
Ngoài màu sắc của cá, bạn cũng cần nên xem xét đến hình dáng của cá. Cá sặc có đặc trưng là bộ vây ngực dài gần đến đuôi. Chính vì thế, bạn cần xem xét những chú cá sặc có đặc điểm như thế. Ngoài ra, bạn cần xem thân hình chúng có cân đối hay không, xem chúng có bị dị tật hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát xem mắt cá có sáng hay không. Bạn cũng cần nen6n xem xét trên thân cá có những gì bất thường hay không. Điều nay nhằm giúp bạn có thể chọn ra được những chú cá sặc cảnh đẹp nhất trong bầy.
Cách thiết lập bể cá sặc dễ hiểu nhất
Cá sặc là một loài cá dễ nuôi, chúng cực kì thích môi trường nước trong và có dòng chảy chậm. Điều này có nghĩa là bạn có thể nuôi chúng trong một bể cá nhỏ với một vài viên sỏi hay trải nền cát cho đẹp. Như Hiros Aqua đã đề cập phía trên, loài cá này thích nước tĩnh nên bạn cũng có thể không cần sử dụng máy sục hay lọc nước. Bạn nên lưu ý nhiệt độ nước thích hợp cho cá sặc là từ 25 – 30 độ C, độ PH thích hợp là từ 5 – 7.
Những lưu ý khi nuôi các loài cá sặc
Sau cách thiết lập một bể cá sặc, chúng ta hãy cùng đến với những lưu ý trong quá trình nuôi cá nhé.
Lưu ý về chất lượng nước
Như đã đề cập phía trên, bạn cần kiểm soát độ Ph của nước từ 5.0 đến 7.0 và nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C. Ngoài ra, bạn cần thay khoảng 25% thể tích của bể mỗi tuần. Điều này đề tránh việc cá bị nhiễm độc do chính chất thải của chúng gây ra. Đặc biệt, nước để thay vào hồ bạn cần loại bỏ hết Clo và kim loại nặng để tránh làm chết cá.
Trên đây là các loại cá sặc cảnh cực đẹp phổ biến cho người mới bắt đầu. Hi vọng bài viết trên của Hiros Aqua sẽ giúp cho các bạn biết được cách thiết lập một bể thủy sinh nuôi ca sặc. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn thật nhiều thông tin thật hữu ích.