Cá vàng đẻ trứng hay đẻ con? Những lưu ý khi cá vàng sinh sản

Cá vàng đẻ trứng hay đẻ con? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi bắt đầu nuôi cá vàng. Hiểu được vấn đề đó, Hiros Aqua đả tiến hành tạo nên bài viết này để có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Mời các bạn củng theo dõi ngay nhé!

Cá vàng đẻ trứng hay đẻ con?
Cá vàng đẻ con hay đẻ trứng?

Nội dung bài viết

1. Cá vàng đẻ trứng hay đẻ con?

Cá vàng đẻ trứng hay đẻ con? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc. Trên thực tế thì cá vàng là một loài cá thuộc nhóm đẻ trứng. Chúng không thuộc những loài cá đẻ con mà bạn có thể bắt gặp như cá molly hay bảy màu. Quá trình sinh sản của cá vàng sẽ diễn ra như sau:

  1. Cá mái sẽ tiến hành xả trứng ra môi trường nước  – nơi có cá giá thể như rong để cho trứng bám vào.
  2. Cá trống sẽ tiến hành xả tinh trùng nhằm thụ tinh ngoài cho cá.
  3. Sau khi cá trống thụ tinh thì trứng sẽ tiến hành tạo phôi và phát triển bên ngoài cơ thể của cá mẹ

Quá trình của loài cá đẻ trứng này sẽ khác với những loài cá đẻ con khác là quá trình thụ tinh và hình thành của cá con sẽ phát triển bên trong cơ thể của cá mẹ.

Cá vàng đẻ trứng hay đẻ con? đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi bắt đầu nuôi cá vàng
Cá vàng là một loài đẻ trứng và thụ tinh trứng bên ngoài

2. Hành vi và sự thay đổi thường thấy ở cá vàng vào mùa sinh sản

Phần tiếp theo của chủ đề cá vàng đẻ trứng hay đẻ con, chúng ta sẽ đến những hành vi và thanh đổi thường gặp ở cá vàng vào mùa sinh sản. Mời các bạn cùng theo dỏi ngay nhé!

2.1 Một số thay đổi của cá vàng vào mùa sinh sản

Thay đổi về hình dạng của cá vàng: Khi đến mùa sinh sản, bụng của cá mái sẽ phình to ra do chứa trứng. Phần bụng có hình dạng tròn và căng mọng. Với cá vàng trống, chúng sẽ xuất hiện các nốt sinh dục (những nốt trắng nhỏ – thường được nhầm với bệnh nấm trắng ở cá vàng) trên mang và ngực.

Thay đổi về màu sắc của cá vàng: Cá trống và cá mái sẽ trở nên sặc sỡ và sáng màu hơn so với những mùa khác. Ngoài ra, cá trống còn sẽ xuất hiện tình trạng vây mọc dài và mỏng hơn của cá mái

2.2 Một số thay đổi về hành vi của cá vàng

  1. Cá sẽ trở nên năng động hơn: Cá vàng trống sẽ trở nên năng động hơn. Chúng sẽ thường xuyên bám theo cá mái làm cho đàn cá vàng sẽ bơi lội nhiều hơn trong bể. Đặc biệt tình trạng tăng động này sẽ diễn ra và sáng sớm hoặc chiều tối thường xuyên hơn.
  2. Hành vi ghép đôi: Cá trống sẽ tiến hành bơi sát cá mái. Đôi khi chúng sẽ cọ sát vào cá mái để kích thích cá vàng mái đẻ trứng. Cá mái có thể tìm kiếm một khu vực có thực vật thủy sinh hay những giá thể dày để có thể đẻ trứng
  3. Thay đổi trong hành vi ăn uống: Cá vàng có thể ăn nhiều hơn mức bình thường để tích lũy năng lượng cho quá trình sinh sản. Một số chú cá sẽ có hành vi giảm ăn dần cho đến khi quá trình sinh sản được diễn ra.
Những hành vi mà cá vàng đẻ trứng sẽ thay đổi vào mùa sinh sản mà bạn có thể dễ dàng thấy như cá bơi năng động hơn, dần trở nên mập mạp hơn,....
Những thay đổi mà bạn có thể thấy khi cá vàng tiến vào mùa sinh sản mà bạn có thể thấy như cá trở nên năng động hơn, ăn nhiều hơn,….

3. Hướng dẫn chọn con giống để cá vàng sinh sản như thế nào cho chuẩn

Sau khi biết một số hành vi của cá vàng vào mùa sinh sản. Phần tiếp theo trong chủ đề cá vàng đẻ trứng hay đẻ con mà Hiros Aqua muốn giới thiệu đến cho bạn sẽ là cách chọn cá vàng giống để bạn có thể tạo ra lứa con đẹp và khỏe mạnh nhất. Mời các bạn cùng theo dõi.

3.1 Cách phân biệt giữa cá vàng trống và mái

Dưới đây là bảng so sánh giữa cá vàng trống và cá vàng mái. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

  Cá vàng trống Cá vàng mái
Hình dáng Thân hình thon gọn, hình tổng thể hơi dài và phần bụng ít phát triển Thân hình tròn trịa, phần bụng hơi tròn và sẽ có xu hướng phình ra khi đến mùa sinh sản
Kích thước Kích thước sẽ bé hơn cá mái một tẹo nếu cùng ngày tuổi Kích thước tổng thể sẽ lớn hơn cá trống một tẹo nếu xét cùng ngày tuổi
Vây ngực Vây ngực dài và nhọn hơn cá mái. Có xu hướng dài ra và mỏng hơn vào mùa sinh sản Vây ngực ngắn và tròn hơn so với cá trống
Vây hậu môn Thường sẽ dài hơn và có hình dáng hơi nhọn như cây kim Thường sẽ ngắn và có hình tam giác
Lỗ sinh dục Lỗ sinh dục sẽ có xu hướng hình oval, lõm vào hơn so với cá mái Hơi lồi ra và sẽ có màu hơi đỏ vào mùa sinh sản
Hành vi vào mùa sinh sản Thường sẽ năng động hơn. Có hành vi “đuổi theo cá mái” bơi xung quanh hay kích động nhằm thu hút bạn tình Thường bơi chậm rãi, ít năng động hơn và chờ sự tiếp cận của cá trống
Những đặc điểm khác thường thấy Sẽ nổi các đốm trắng ở mang hay vây (gọi là nốt sần và khác với dấu hiệu cá bị nấm trắng) Bụng sẽ trở nên to và tròn hơn nhưng sờ vào thì sẽ mềm mại (khác với dấu hiệu cá bình sình bụng hay các bệnh về đường ruột khác)
Cá vàng trống và mái thường sẽ có những đặc điểm dễ phân biệt nếu bạn quan sát chúng kỹ
Việc phân biệt được cá vàng trống và mái là một điều khá quan trọng bên cạnh câu hỏi cá vàng đẻ con hay trứng

3.2 Lựa chọn cá giống sao cho khỏe mạnh

Phần tiếp theo của chủ đề cá vàng đẻ con hay trứng, Hiros Aqua sẽ giới thiệu đến các bạn cách lựa chọn cá bố mẹ sao cho khỏe mạnh. Việc chọn lựa cá bố mẹ là cực kì quan trọng, điều này nhằm giúp cho thế hệ con cái của chúng có được những nguồn gene cực kì chất lượng nhất. Mời các bạn cùng theo dõi ngay nhé!

Cá nhận biết cá cá vàng bố mẹ có thể đẻ trứng cho ra đàn con chất lượng là bạn chọn cá cái có phần vây đuôi và vây ngực lớn. Đối với cá đực thì bạn có thể chọn những em có kích thước từ 10 – 15cm và cá khả năng bơi lội nhanh nhẹn không bị ù lì. Một lưu ý khác là bạn có thể chọn những em cá có nốt sần sần sau đầu hay trên mang cá (đây là những chú cá có chất lượng gene tốt). Ngoài ra, việc lựa chọn cá giống đúng cách giúp cho thế hệ con sẽ đạt được chất lượt tuyệt hảo.

4. Hướng dẫn tạo điều kiện môi trường để cá có thể sinh sản

Phần tiếp theo của chủ đề cá vàng đẻ con hay đẻ trứng. Chúng ta sẽ đến với cách tạo điều kiện để cá có thể sinh sản tốt nhất. Đây là một điều không thể thiếu trong quá trình sinh sản của cá vàng. Chúng sẽ thúc dẩy việc cá vàng sinh sản và đạt chất lượng trứng tốt nhất.

4.1 Tạo điều kiện môi trường tốt nhất để cá vàng có thể sinh sản

Cá vàng hoàn toán có thể đẻ trứng sau khi đạt khoảng từ 8-12 tháng tuổi. Thời gian sinh sản tốt nhất của cá là từ 7-8 tháng tuổi. Để có thể giúp cá vàng sinh sản tốt nhất, không bị stress thì bạn nên lưu ý một số điều sau:

  1. Hồ có kích thước phù hợp để cá vàng có có thể đẻ trứng. Điều này nhằm giúp cho cá có thể đẻ trứng thoải mái, không bị stress. Ngoài ra hồ đủ rộng còn giúp cá con phát triển nhanh. Dung tích lý tưởng cho mỗi chú cá vàng từ 50 – 80 lít nước để cá có thể di chuyển thoải mái nhất.
  2. Đảm bảo lượng nước trong hồ luôn sạch sẽ, thay nước hồ sinh sản hàng tuần để hồ luôn sạch nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi những chỉ số quan trọng như PH, Amoniac,… để đảm bảo cá con sau khi sinh phát triển khỏe mạnh nhất.
  3. Cung cấp ánh sáng vừa đủ cho cá. Tránh việc dùng ánh sáng quá mạnh làm cá bị stress. Nếu bạn để hồ ngoài trời, hạn chế để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể. Vì mặt trời có tia hồng ngoại làm gây ra tình trạng tăng nhiệt độ của bể.
  4. Bạn có thể bỏ thêm các giá thể vào bể như cục gạch, cành cây treo,… Điều này giúp cá có giá thể để đẻ trứng ngoài ra còn giúp cho cá con có nơi trú ẩn an toàn.
Điều kiệm môi trường lý tưởng để cá vàng sinh sản sẽ như thế nào?
Việc thiết lập mô trường lý tưởng để cá vàng có thể đẻ trứng là việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện

4.2 Lựa chọn những loại thức ăn giúp cá có thể sinh sản tốt nhất

Việc lựa chọn thức ăn cho cá vàng để con hay trứng cũng là một yếu tố khá quan trọng để giúp cho cá mang trứng có thể đẻ mắn và giúp cho cá con có thể phát triển nhanh chóng. 

  • Đối với cá mái chuẩn bị sinh sản: Bạn nên cho cá ăn những loại thức ăn sống như trùng chỉ, trùng huyết, ấu trùng muỗi,… Ngoài ra, bạn cũng có thể cho cá mái ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau châm vịt hay đậu hòa lan để cá có đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi bắt đầu hành trình”vượt cạn” của mình.
  • Đối với cá con: sau khi cá con nở được khoảng 3 ngày, bạn sẽ bắt đầu cho chúng ăn là được. Trong giai đoạn này, cơ thể của cá chỉ bằng những que tăm. Nên thức ăn bạn có thể cho cá căn lúc này sẽ là atermia hay những loại thức ăn công nghiệp nghiền nhỏ. Bạn cũng nên chia thành nhiều khẩu phần để cá ăn trong ngày. Điều này tránh tình trạng cá con không ăn hết gây ô nhiễm nguồn nước.

Xem thêm: Cá vàng ăn gì? Top những loại thức ăn giúp cá vàng chóng lớn và đẹp

5. Quá trình cá vàng sinh sản diễn ra như thế nào

Dưới đây là toàn bộ quá trình cá vàng sinh sản trong chủ đề cá vàng đẻ trứng hay đẻ con. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

5.1 Quá trình thụ tinh của cá vàng diễn ra như thế nào

Cá vàng thường thực hiện quá trình đẻ trứng và thụ tinh và mùa xuân. Khi này nhiệt độ nước sẽ rơi vào khoảng từ 20 – 35 độ. Khi này cá mái sẽ thường tìm đến những khu vực có cây cỏ trong bể nhằm chui vào và cọ mình để tiết trứng. Tiếp đó, cá vàng trống sẽ tiến hành qúa trình tiếp cận và giúp cá mái ép trứng. Điều này giúp cho tinh trùng của cá trống và trứng của cá mái có thể thoát ra ngoài và tiến hành quá trình tạo phôi.

Đây là một quy trình tự nhiên. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo môi trường sinh sản tự nhiên của cá được tối ưu và cá được chăm sóc tốt nhất.

5.2 Quá trình cá vàng đẻ trứng như thế nào

Quá trình đẻ trứng của cà vàng là một quá trình sinh sản tự nhiên nhưng cực kỳ phức tạp. Trước khi đến giai đoạn cá mái đẻ trứng, cá vàng sẽ trải qua một giai đoạn chuẩn bị. Trong đó, cá mái sẽ ăn nhiều hơn nhằm dữ trữ năng lượng lấy sức để sẵn sàng cho quá trình sinh sản.

cá cái thường chọn một nơi phù hợp để bắt đầu quá trình sinh sản. Những khu vực này thường là những nơi có nhiều rong rêu,có thể tạo lỗ. Khi cá vàng đã chọn được nơi phù hợp thì chúng sẽ chuẩn bị  tiến hành quá trình đẻ trứng. Cá mái sẽ sử dụng thân hình của mình để đặt từng quả trứng một cách ngay ngắn trên các giá thể. Sau khi cá vàng mái tiến hành quá trình đẻ trứng thì cá vàng đực sẽ thụ tinh cho những qua trứng ngay sau đó, chúng sẽ kích thích quá trình thuần phối cho cá con.

sau khi đã tiến hành quá trỉnh thụ tinh thì cá vàng sẽ tiếp tục quá trình chăm sóc trứng. Chúng sẽ loại bỏ những quả trứng bị hư bằng cách dùng vây hậu môn để quét chúng. Điều này giúp cho những quả trứng khác không bị nguy hại. Cá vàng sẽ tiếp tục quá trình ấp trứng này cho đến khi cá con được nở ra.

5.3 Cách xử lý và chăm sóc cá vàng sau khi đẻ xong

Bên cạnh việc nhiều người thắc mắc cá vàng đẻ trứng hay đẻ con, nhiều người cũng thắc mắc rằng nên làm gì sau khi cá vàng đẻ trứng? Điều đầu tiên mà bạn nên làm sau khi các vàng đẻ xong là tách cá đực ra khỏi bể để kết thúc quá trình đẻ trứng ở các vàng. Điều này giúp cho việc cá mái tiếp tục đẻ trứng làm mất sức và còn tránh việc cá bố mẹ ăn hết trứng cá mà chúng mới đẻ.

Sau khi tách cá bố mẹ ra khỏ bể thì bạn vẫn phải đảm bào rằng chất lượng môi trường nước trong bể đẻ trứng phải sạch sẽ và ổn định sau khi cá đẻ xong. Bạn hãy kiểm tra thường xuyên độ PH, nhiệt độ và cung cấp lượng oxy cần thiết để đảm bảo rằng nước vẫn chuyển động để trứng có thể nở ra.

 Tùy vào nhiệt độ của nước, trứng cá vàng sẽ nở sau từ 4-7 ngày. Sau khi cá con nở, bạn có thể bắt đầu cho chúng ăn các loại thức ăn phù hợp như thức ăn bột dành cho cá vàng con hay atermia ấp nở.

Cá vàng con khi mới nở thường sẽ rất nhỏ nên bạn có thể cho chúng ăn những loại thức ăn phù hợp vi71i chúng nhé!
Cá vàng con sẽ nở sau khoảng từ 4-7 ngày sau khi được ấp

Khi mới nở, cá con thường có một màu nâu đen đồng đều với nhau. Tuy nhiên, màu sắc này sẽ dần chuyển màu sau khi chúng lớn lên. Tùy theo sắc tố trên da của từng chú cá mà màu của chúng sẽ khác nhau. Khi đó, bạn có thể phân biệt được từng chú cá dựa vào màu sắc của chúng. Quá trình này sẽ giúp bạn chọn ra được những đặc tính riêng mong muốn hay quyết định đâu là những chú cá vàng mà bạn sẽ chăm sóc để đảm bào cá phát triển tốt nhất.

6. Một vài lưu ý về trứng cá vàng và cá bột

Tiếp theo của chủ đề cá vàng đẻ trứng hay đẻ con, ta sẽ đến tới một số lưu ý khi chăm sóc cá bột. Mời các bạn cùng theo dõi ngay với Hiros Aqua nhé!

6.1 Nhiệt độ thích hợp cho cá bột là bao nhiêu

Nhiệt độ là một trong những yếu tố tiên quyết giúp trứng cá vàng đẻ có thể nở ra. Nhệt độ nước lý tưởng là khoảng từ 22 – 26 độ C. Việc duy trì nhiệt độ nước ổn định sẽ giúp cho trứng cá mau nở và cá bột có thể phát triển nhanh chóng hơn.

6.2 Lượng oxi cần thiết cho cá bột

Trong một bể cá cảnh nói chung, việc thiếu hụt oxi trong bể có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như: số lượng cá quá nhiều, có nhiều chất độc trong hồ, việc lưu thông nước bị hạn chế,… Bạn phải đảm bảo rằng nước trong bể cá phải trường xuyên lưu thông để có thể cung cấp đủ oxi cho cá/ Bạn có thể sử dụng máy lọc hay máy thổi oxi để duy trì lượng oxy thích hợp vào bể. Đối với hồ có nhiều cá nhỏ như hồ cá vàng con, bạn nên có một cái bịt đầu hút để tránh việc cá con bị hút vào máy lọc nhé!

Xem thêm: Cách nuôi cá vàng, cá ba đuôi để cá phát triển nhanh mà lên màu đẹp

6.3 Mất bao lâu để cá con có thể bơi được?

Thông thường, cá con có thể bơi lội tung tăng trong hồ hoảng từ 1-2 tuần sau khi cá nở. Điều này chứng minh rằng, cá cơ quan bơi của chúng đã phát triển đầy đủ và đủ khả năng bơi lội để cá có thể di chuyển tự do trong nước. Khi bạn cảm thấy cá bắt đầu bơi được thì cũng là lúc cung cấp thức ăn cho cá. Điều này giúp cho cá có đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong giai đoạn đầu.

6.4 Thức ăn cho cá bột như thế nào

Khi cá con mới nở, hệ tiêu hóa của chúng chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện. chính vì thế, bạn cần cung cấp những loại thức ăn phù hợp và dễ tiêu hóa để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng cho cá. bạn có thể sử dụng thức ăn dạng bột hay dạng viên nhỏ có kích thước phù hợp với miệng cá để đảm bảo chúng có thể ăn được. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung cho cá những thức ăn tươi sống như trùn chỉ hay atermia để giúp khẩu phần căn của cá con đa dạng hơn. 

6.5 Cách thay nước cho cá bột như thế nào là hợp lý?

Việc thay nước thường xuyên cho cá còn là một điều cần thiết để có thể loại bỏ các chất cặn và độc hại ra khỏi bể cá con. Bạn có thể thực hiện thay nước mỗi tuần hay theo lịch trình cụ thể nhằm đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ và ổn định để cá ranchu đẻ trứng.

7. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề cá vàng đẻ trứng hay đẻ con. Mời các bạn cùng theo dõi ngay nhé!

7.1 Dấu hiệu cá vàng sắp đẻ sẽ như thế nào

Bạn có thể nhận thấy rõ nhất cá vàng sắp đẻ là bụng cá sẽ to ra, căng tròn và mềm mại khi nhấn vào. Ngoài ra, lỗ sinh dục của cá sẽ phồng to và có thêm những hành vi khác mà bạn có thể dễ dàng nhận biết như: Cá bơi nhiều hơn vào sáng sớm,…..

7.2 Cá vàng thường đẻ trứng vào mùa nào?

Cũng giống như bao loài cá khác, cá vàng thường sinh sản vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên, thời điểm này chỉ mang tính tương đối vì nó phục thực vào các yếu tố khác như thời tiết, nhiệt độ,… Thông thường, mùa xuân nước sẽ ấm lên. Từ đó kích thích cá vàng sinh sản.

7.3 Cá vàng thường đẻ một lần bao nhiêu trứng

Số lượng trứng của cá sẽ phụ thuộc vào kích thước cá vàng mái. Nếu cá càng lớn thì số lượng trứng sẽ càng nhiều. Trung bình thì một lần sinh sản thì cá vàng mái có thể đẻ từ vài trăm trứng đến hàng nghìn trứng tùy con.

7.4 Sau khi đẻ trứng thì mất bao lâu trứng nở

Tuy theo nhiệt độ môi trường và các điều kiện khác. Trứng cá vàng sau khi thụ tinh thường mất khoảng từ 4 – 7 ngày để có thể nở thành cá bột.

7.5 Cá vàng có khả năng chăm sóc con cái không?

Cá vàng có khả năng chăm sóc con hay không? Theo Hiros Aqua đúc kết được trong quá trình nuôi và những tài liệu có liên quan khác. Cá vàng không có khả năng chăm sóc con cái của chúng. Khi chúng bắt đầu từ quá trình đẻ ra những quả trứng đầu tiên thì chúng sẽ bắt đầu ăn trứng của chính mình. Chính vì thế, sau khi cá đẻ xong thì bạn cần nên vớt cá ra để tránh việc cá ăn mất trứng mới đẻ nhé!

8. Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cá vàng để trứng hay đẻ con. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ biết được tập tính sinh sản của cá vàng. Hy vọng bài viết của Hiros Aqua sẽ mang đến cho các bạn thật nhiều thông tin thật hữu ích. Nếu các bạn mong muốn sở hữu những chú cá vàng đẹp. Hãy đến ngay với Hiros Aqua nhé!

Bài viết liên quan:

Cá ba đuôi là cá gì? Cách chăm sóc cá vàng ba đuôi chi tiết

Cá vàng đầu lân oranda là cá gì? Cách chăm sóc chi tiết